TƯ VẤN ICAFIS HỖ TRỢ XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC CHO FIP CÁ NGỪ VÂY VÀNG VIỆT NAM

Dự án cải thiện nghề khai thác cá ngừ vây vàng (FIP) được triển khai từ tháng 4/2014 trên địa bàn 03 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và tập trung vào 02 nghề chính là cây tay và câu vàng. Dự án được điểu phối bởi WWF Việt Nam và Chương trình Tam giác San hô của WWF, phối hợp triển khai cùng Hiệp hội cá ngừ Việt Nam  (VINATUNA), trong đó tư vấn của Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) được chọn thực hiện nội dung công việc “Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho FIP cá ngừ vây vàng Việt Nam”.

* FIP cá ngừ Việt Nam theo hướng MSC

Chương trình chứng nhận MSC do Hội đồng biển quốc tế (MSC) tiến hành, được hiểu như một nhãn hiệu/ một chứng nhận nghề cá có phạm vi quốc tế, khu vực hoặc địa phương nhằm phát triển và quảng bá các nghề cá phát triển bền vững.

MSC được chứng nhận dựa trên 3 nguyên tắc chính:

1. Nghề cá phải được tiến hành theo các thức không gây ra tình trạng khai thác quá mức hoặc cạn kiệt quần thể đối tượng khai thác.

2. Hoạt động khai thác phải đảm bảo duy trì cấu trúc, sức sản xuất, chức năng và sự đa dạng của hệ sinh thái mà nghề cá phụ thuộc.

3. Nghề cá phải được quản lý hiệu quả, tôn trọng luật pháp và chuẩn mực địa phương, quốc gia và quốc tế, có một khuôn khổ về thể chế hoạt động chặt chẽ và sử dụng nguồn lợi có trách nhiệm, bền vững.

Trên thế giới một số nghề cá đã đạt được chứng nhận MSC như: Nghề khai thác tôm hùm rạn đá ở Baja Califoria, Mehico; Nghề khai thác cá ngừ vây dài ở Thái Bình Dương – Mỹ; Nghề khai thác cá Tuyết ở Nam Phi; Nghề khai thác cua tuyết, cá bơn của Liên đoàn lưới vây Đan Mạch Kyoto; Nghề khai thác nghêu Bến Tre, Việt Nam… Với xu thế phát triển bền vững toàn cầu, sản phẩm MSC ngày càng được ưa thích và nhu cầu ngày càng tăng cao.Tuy nhiên việc đạt được chứng nhận MSC là hoàn toàn không dễ dàng đối với nghề cá có quy mô chưa lớn, hệ thống quản lý chưa thực sự hoàn chỉnh như Việt Nam và cần quá trình cải thiện, nâng cấp.

Dự án cải thiện nghề khai thác cá ngừ vây vàng (FIP) với cách tiếp cận dựa trên sự đồng thuận và cam kết đa bên, một “ Kế hoạch cải thiện nghề khai thác cá ngừ vây vừng hướng tới MSC” đã được xây dựng. Với mục tiêu từng bước nâng cấp nghề khai thác cá ngừ vây vàng, hệ thống quản lý và nâng cao năng lực cho các tác nhân trong chuỗi cá ngừ vây vàng hướng tới đạt được chứng nhận MSC. Tính đến nay FIP được coi là lộ trình tích cực nhất hướng tới nghề cá bền vững với sự vào cuộc của chính quyền địa phương tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên Khánh Hòa và thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà mua hàng quốc tế, các công ty chế biến và thương mai các ngừ như: Norpac; Sea Delight; Anova/Fishing & Living; Culimer; LP Food; Amada Seafood; Công ty Hải Vương; Công ty Thịnh Hưng; Công ty Bá Hải; Công ty Hải Sản Bền Vững…

* Hệ thống truy xuất nguồn gốc cho FIP cá ngừ vây vàng Việt Nam

Mục đích:

- Hệ thống truy xuất nguồn gốc này được xây dựng và áp dụng nhằm nhận diện, phân biệt, kiểm soát được các lô sản phẩm cá ngừ vây vàng khai thác bởi đội tàu của Việt nam và tách biệt với cá ngừ nhập khẩu.

- Giúp cho kết quả truy xuất sản phẩm được chính xác và thực hiện những hành động sửa chữa phù hợp của hệ thống truy xuất.

Phạm vi áp dụng:

- Hệ thống được áp dụng cho các chuỗi cung ứng của tất cả các đối tác tham gia trong “Dự án cải thiện nghề khai thác cá ngừ vây vàng (FIP) tại Việt Nam”.

- Hệ thống được áp dụng cho tất cả các khâu (tác nhân) cung ứng sản phẩm, công đoạn sản xuất dưới dạng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, đang trong quá trình sản xuất, đang trên thị trường hoặc đã đến tay người tiêu dùng.

- Hệ thống được thu thập từ khâu đầu vào của sản xuất (khai thác cá ngừ), thu mua vận chuyển, chế biến đến điểm cuối của chuỗi cung ứng.

* Vai trò và nhiệm của tư vấn ICAFIS

Tư vấn ICAFIS được giao nhiệm vụ chính trong việc xây dựng, thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc cá ngừ vây vàng theo FIP tại Việt Nam. Một trong trong những tiêu chí quan trọng của hệ thống đó là i) Nhận diện, phân biệt lô sản phẩm FIP trên thị trường; ii) Đảm bảo sự truy xuất xuôi và ngược của hệ thống (một bước tiến, một bước lùi).

Vì vậy để đảm bảo đầu ra của hệ thống xây dựng, tư vấn ICAFIS cần thực hiện các nội dung công việc:

- Rà soát các nội dung chương trình và nội hàm của dự án;

- Đánh giá nhu cầu của các bên tham gia cũng như của thị trường;

- Rà soát, đánh giá các hệ thống truy xuất nguồn gốc hiện có trong chuỗi cá ngừ Việt Nam.

- Xây dựng dự thảo quy trình hệ thống truy xuất nguồn gốc và hoàn thiện dựa trên tham vấn các bên tham gia.

- Áp dụng thử nghiệm để đánh giá tính hoạt động thực tiễn của hệ thống.

- Hoàn thiện hệ thống dựa trên kết quả theo dõi, đánh giá thử nghiệm.

Với sự góp sức này, Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) mong muốn đóng góp vào tiến trình thúc đẩy nghề cá dần phát triển theo hướng bến vững, tạo ra giá trị, nâng cao thương hiệu và tăng khả năng cạnh tranh cho ngành thủy sản Việt Nam. Trước đó, ICAFIS đã phối hợp với WWF tổ chức 02 sự kiện liên quan đến Hội thảo đa bên và Tập huấn đào tạo nhóm chuyên gia nòng cốt về FIP cho Việt Nam.

ICAFIS

 

Share: 

Tin tức khác