Thông báo Hội nghị Ứng dụng công nghệ 4.0 và Công nghệ tiên tiến trong Nuôi trồng Thuỷ sản tại Việt Nam

THÔNG BÁO HỘI NGHỊ

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 VÀ CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM

Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cách mạng công nghệ: Cách mạnh công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu thế kỷ 18; Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20; Cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào những năm thập niên 1960, thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số. Những cuộc cách mạng công nghiệp này đã tạo ra cho loài người nhiều giá trị trong sản xuất ra sản phẩm với sản lượng lớn, chất lượng cao và giảm bớt sức lao động con người.

Ngày nay, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của cách mạng công nghiệp 4.0, điều đó được đặc trưng bởi Internet ngày càng phổ biến và máy tính, điện thoại thông minh…tất cả đã trở thành người bạn thân bên cạnh và là công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người trong quá trình sản xuất.

Trên thế giới, công nghệ 4.0 đã và đang được thúc đẩy áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp – thủy sản tại các nước như: Isreal; Châu Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan….và hỗ trợ tạo ra những giá trị vượt trội trong sản xuất như: i) giải phóng sức lao động; ii) giảm thiểu rủi ro trong sản xuất; iii) Tiết kiệm chi phí; iv) Truy xuất nguồn gốc sản phẩm; v) Cảm biến nhanh để thích ứng với những thay đổi của thời tiết, môi trường…

Tại Việt Nam, công nghệ 4.0 đã được nghiên cứu ứng dụng và thúc đẩy trong những năm gần đây và tạo ra những giá trị rõ rệt cho ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Nuôi trồng thủy sản đóng góp trên 60% sản lượng thủy sản toàn quốc, tạo công ăn việc làm cho trên 1 triệu lao động trong lĩnh vực nuôi. Nhưng bên cạnh đó nuôi thủy sản cũng còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức như: i) Dịch bệnh nhiều; ii) Khó kiểm soát các vấn đề môi trường; iii) Biến đổi khí hậu; iv) Truy xuất nguồn gốc sản phẩm chưa tốt; v) Còn lãng phí nhiều trong quá trình nuôi….

Nhằm hỗ trợ người nuôi thủy sản và các công ty trong nâng cao hiệu cao hiệu quả trong quá trình nuôi,  gảm thiểu dịch bệnh, tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm ….Ban Quản lý dự án “ Phát Triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững và công bằng tại Việt Nam” do liên minh EU tài trợ, thực hiện bởi OXFAM Việt Nam cùng Trung Tâm ICAFIS thực hiện, phối hợp với WWF tại Việt Nam và  đồng hành cùng các công ty: Tập đoàn Việt ÚC, Tập đoàn Viettel, Trúc  Anh, Kiên Hùng, Tepbac, Aquabox, Vietchem, Aritex, XpertSea… tổ chức “HỘI NGHỊ: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 VÀ CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM”

Thời gian: 8:00 – 12:00 , ngày 22 tháng 11 năm 2017.

Địa điểm: Khách sạn Đông Hà Fortuneland, 141 Trần Văn Khéo,Cái Khế, Ninh Kiều, Cần Thơ

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

MỤC ĐÍCH:

- Hội Nghị là nơi chia sẽ và phân tích hiệu quả của công nghệ 4.0 trong ngành tôm.

- Nơi tiếp cận những công nghệ tiên tiến, kỹ thuật cãi tiến trong nuôi trồng thủy sản.

- Chia sẽ những quy trình nuôi, hiệu quả sử dụng thiết bị vật tự trong nuôi trồng thủy sản ngành tôm.

- Nơi học hỏi, tiếp cận kỹ thuật mới và chia sẽ kinh nghiệm trong ngành tôm theo hướng sản xuất bền vững.

THÀNH PHẦN :

- Diễn đàn diễn ra với sự tham dự của đại diện Bộ NN&PTNT; Tổng cục Thủy sản, Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản bền vững (ICAFIS), Viện nghiên cứu, các Sở NN&PTNT, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến Nông trong khu vực ĐBSCL, WWF tại Việt Nam.

- Diễn đàn còn có sự tham dự của hơn 300-400 đại biểu là người nuôi tôm đạt hiệu quả cao trong sản xuất tôm toàn vùng.

- Sự góp mặt của các công ty cung ứng về kỹ thuật trong áp dụng công nghệ 4.0, các công ty cung ứng vật tư thiết bị ngành tôm.

Nội Dung Hội Nghị:

Hội nghị tập trung chủ yếu vào các nội dung chính như sau:

1.      Những kỹ thuật áp dụng và hiệu quả của công nghệ 4.0 trong nuôi trồng thủy sản.

2.      Những quy trình nuôi, kỹ thuật cải tiến góp phần phát triển sản xuất ngành tôm theo hướng bền vững.

3.      Chia sẽ kinh nghiệm nuôi và giải pháp nuôi an toàn hiệu quả.

4.      Giải đáp những trở ngại khó khăn về kỹ thuật, môi trường, định hướng giải pháp cũng như chính sách trong phát triển ngành tôm.

Để đăng ký và biết thêm thông tin xin liên hệ:

- Ông Đinh Xuân Lập – Phó giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS)

- Điện thoai: 0985.024.307    Email: lap.dinhxuan@icafis.vn

Share: 

Tin tức khác