THÔNG BÁO HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NGHÊU BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM

backdrop_hoi_nghi_kncn_ngheu_18.07.20.jpg

Nghề nuôi nghêu - ngao (Meretrix Lyrata) ở ven biển đã có những bước phát triển mạnh mẽ về diện tích và sản lượng nuôi cũng như mức độ thâm canh trong những năm qua, vươn lên trở thành một trong bốn ngành thủy sản chủ lực của Việt Nam (cùng với tôm, cá tra, cá rô phi) và được ưa chuộng tại nhiều thị trường trên thế giới, đặc biệt ở EU. Mặc dù, nghề nuôi nhuyễn thể nói chung và đặc biệt, nghề nghêu đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện đáng kể đời sống cho người dân ở các vùng ven biển. Tuy nhiên, nghề nuôi nghêu hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn như nguồn lợi suy giảm, tác động của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, …Trong khuôn khổ dự án: “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị Nghêu tại Việt Nam – SCBV” do Liên minh Châu Âu tài trợ và được thực hiện bởi Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Trung tâm Hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững – ICAFIS, Trung tâm ICAFIS đã phối hợp cùng nhóm nghiên cứu TS. Cao Lệ Quyên đánh giá về nguồn lợi nghêu tại tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Tiền Giang, năm 2019, kết quả đã chỉ ra: “Giai đoạn 2010 - 2019, hầu hết bãi nghêu tại 3 tỉnh thể hiện xu hướng thu hẹp về diện tích và thay đổi vị trí phân bố theo hướng ra xa bờ hơn; tỷ lệ giảm diện tích trung bình tại 3 tỉnh là 21,7%; mật độ và sinh lượng cũng giảm”. Nguyên nhân chính là do xói lở và bồi tụ diễn ra liên tục, xen kẽ tại các vùng ven biển, trong lúc nghề nghêu là nghề mở và quá trình sinh trưởng phụ thuộc hoàn toàn vào các yếu tố tự nhiên. Bên cạnh đó, từ năm 2018 đến nay, nghêu liên tục bị chết ở hầu hết ở các tỉnh thành ven biển nuôi nghêu, điển hình như ở vùng nuôi nghêu huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, trong 10-12/2018, tỷ lệ nghêu chết đến 70-90% và đúng thời điểm nghêu thương phẩm đang ở độ tuổi chuẩn bị thu hoạch. Ngay trong tháng 1/2020, xảy ra nghêu chết hàng loạt tại tỉnh Bến Tre, Tiền Giang với tỷ lệ 80-90% và thiệt hại ước tính hơn 70 tỷ đồng.

Trước những thách thức và khó khăn mà nghề nuôi nhuyễn thể nói chung và đặc biệt là nghề nuôi nghêu nói riêng đang phải đối mặt. Ngay lúc này cần có kế hoạch và các biện pháp để khắc phục, ứng phó và tìm hiểu nguyên nhân đang gây tác động đến nghề nghêu từ đâu, là việc vô cùng cấp bách và cần thiết. Đặc biệt, sự hợp tác và chung tay từ phía Cơ quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu khoa học, các tổ chức phi chính phủ, các Doanh nghiệp thu mua ngành nghêu và người nuôi nghêu. Xuất phát từ thực trạng đó, trong khuôn khổ dự án: “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị Nghêu tại Việt Nam”, Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững phối hợp cùng Tổng cục thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh ĐBSCL, Viện nghiên cứu, Trường đại học, tổ chức: “Hội nghị Khoa học công nghệ sản xuất nghêu bền vững tại Việt Nam”

  1. Mục tiêu

Xác định các giải pháp sản xuất nghêu bền vững tại Việt Nam

* Mục tiêu cụ thể

- Xác định tiềm năng và hiện trạng sản xuất

- Xác định giải pháp KHCN trong sản xuất giống

- Xác định giải pháp công nghệ trong ương nuôi và sản xuất nghêu thương phẩm

  1. Địa điểm và thời gian

- Địa điểm: Trung tâm hội nghị tỉnh Tiền Giang, 6C Rạch Gầm, Phường 1, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang

- Thời gian: 8:00 – 13:30, ngày 18/07/2020

  1. Thành phần và số lượng tham gia

Hội nghị với sự có mặt của đại diện Tổng cục Thủy sản, Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, II, III, Đại học Nha Trang, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh sản xuất nghêu tại Việt Nam, người nuôi và doanh nghiệp nghêu tại Việt Nam

Số lượng: 100 - 130 người

CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ

Thời gian: 8:00 – 13:30, Ngày 18/07/2020

Địa điểm: Trung tâm hội nghị tỉnh Tiền Giang, 6C Rạch Gầm, Phường 1, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang

Thời gian

Nội dung

Người thực hiện

8:00 – 8:15

Tiếp đón đại biểu

ICAFIS, Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang

8:15 – 8:20

Giới thiệu chương trình hội nghị

ICAFIS

8:20 - 8:25

Phát biểu khai mạc

Lãnh đạo Tổng cục thuỷ sản

8:25 – 8:30

Chào mừng đại biểu

Đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang

8:30 – 8:45

Tổng quan và hiện trạng sản xuất nghêu tại Việt Nam

Đại diện Tổng cục thuỷ sản

Phần 1: Giải pháp công nghệ trong sản xuất nghêu giống

8:45 – 8:55

Hiện trạng sản xuất giống nghêu

Ông Đào Vương Quân – Thái Bình

8:55 – 9:15

Thoái hoá giống trong sản xuất nghêu nhân tạo và các công nghệ áp dụng sản xuất nghêu thương phẩm thành công ở một số nước (Đài Loan)

TS. Lê Việt Dũng – Học viện Nông nghiệp Việt Nam

9:15 – 9:25

Bảo tồn và phát triển nguồn lợi nghêu bố mẹ và nghêu giống tự nhiên quá trình 10 năm MSC tỉnh Bến Tre

Đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre

9:25 – 9:35

Tiềm năng thị trường sản phẩm nghêu Việt

Ông Nguyễn Hồ Nguyên – Tổng giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam

9:35 – 10:00

Thảo luận

+ Ban chủ trì Hội nghị

+ Diễn giả

+ Hội thảo

 

Chủ trì:

Ông Trần Đình Luân – Tổng cục trưởng, Tổng cục thuỷ sản

Ông Trịnh Công Minh – Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang

Ông Nguyễn Việt Thắng – Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam

Ông Lê Thanh Lựu – Giám đốc ICAFIS

10:00 – 10:15

Nghỉ giải lao

 

10:15 – 10:30

Nghiên cứu hiện tượng nghêu chết hàng loạt và các giải pháp hạn chế thiệt hại

Đại diện Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 2

10:30 – 10:45

Quan trắc về chất lượng môi trường

Đại diện Tổng cục thủy sản

10:45 – 11:15

Giải đáp:

-Đại diện Viện 2

-Đại biểu Hội nghị

 

Phần 2: Giải pháp công nghệ trong sản xuất nghêu thương phẩm

11:15 – 11:25

Mô hình nghêu thương phẩm và nghêu giống HTX Đồng Tiến, Bạc Liêu

Ông Huỳnh Văn Mừng – Giám đốc HTX Đồng Tiến, tỉnh Bạc Liêu

11:25 – 11:40

Kinh nghiệm xử lý môi trường trong nuôi nghêu thương phẩm của Nhật Bản

Ông Mai Văn Thành – Công ty HIKARU Nhật Bản

11:40 – 12:15

Thảo luận

+ Ban chủ trì Hội nghị

+ Diễn giả

+ Hội thảo

Chủ tri:

Ông Trần Đình Luân – Tổng cục trưởng, Tổng cục thuỷ sản

Ông Trịnh Công Minh -  Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang

Ông Nguyễn Việt Thắng – Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam

Ông Lê Thanh Lựu – Giám đốc ICAFIS

12:15 – 12:30

Tổng kết và bế mạc

Đại diện Tổng cục thuỷ sản

12:30 – 13:30

NGHỈ TRƯA

 

Trung tâm ICAFIS  xin được phép thông báo và mời quý vị quan tâm đến ngành nuôi nhuyễn thể, cụ thể là nuôi nghêu (ngao) đến tham dự hội nghị.

Thông tin liên hệ:

Các đơn vị, Công ty quan tâm, mong muốn đồng hành cùng chương trình xin vui lòng liên hệ:

Ông Đinh Xuân Lập - Phó giám đốc ICAFIS,

Email: lap.dinhxuan@icafis.vn, Điện thoại: 0985.024.307 

Share: 

Tin tức khác