Lúa hữu cơ giá cao ngất ngưởng, thật sự không quá khó trồng

Bất chấp giá lúa thường tại ĐBSCL đang giám giá, lúa hữu cơ tại đây bán với giá trên 8.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi lúa thường. Vậy trồng lúa hữu cơ có quá khó và vùng nào có thể trồng được?

Ông Võ Văn Hoa, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng cho rằng, chi phí sản xuất lúa hữu cơ cho 1.000 m2 chỉ 700.000 đồng, nhưng khi thu hoạch bán đến 3 – 3,5 triệu đồng”

 

Do sản xuất lúa hữu không tuyệt đối không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu nên chi phí thấp. Đặc biệt lúa hữu cơ sản xuất trên đất lúa – tôm nên mùa tôm liền kề ít rủi ro so với diện tích không trồng lúa. 

Ông Hoàng Phi Hổ, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuân, tỉnh Sóc Trăng cho rằng sản xuất lúa hữu cơ không quá khó nhưng cần sự tỉ mỉ trong khâu chăm sóc, ghi chép cẩn thận từng thời gian sinh trưởng, môi trường xung quanh cũng không có…mùi thuốc BVT. Khó nhất là khâu gieo mạ đến cấy vì cây mạ nhỏ, cấy rất khó.

Được biết, sản phẩm gạo ST24 hữu cơ của doanh nghiệp Hồ Quang Trí được tổ chức Chứng nhận quốc tế Control Union (Hà Lan) chứng nhận đạt 2 tiêu chuẩn USDA-NOP của Hoa Kỳ và Tiêu chuẩn EEC 834/2007 của Châu Âu. 

Từ thành công này, Anh hùng Lao Động Hồ Quang Cua, DNTN Hồ Quang Trí xây dựng mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại một số vùng ĐBSCL trong năm 2018.

Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua cho rằng ĐBSCL có nhiều khả năng phát triển diện tích lúa hữu cơ. Tuy nhiên cần vốn đầu tư lớn và thay đổi tập quán sản xuất chuyển từ sản lượng sang chất lượng và lợi nhuận

Theo AHLĐ Hồ Quang Cua, ĐBSCL có đến 200.000 ha lúa trên đất tôm. Trong số này có đến 50% trồng lúa hữu cơ được. Việc trồng lúa hữu cơ không khó, nếu như người trồng tuân thủ quy trình nghiêm ngắc từ ban đầu. Cái khó là nguồn vốn đầu tư và đạt được chứng nhận gạo hữu cơ theo đúng tiêu chuẩn.

Tại hội thảo "chia sẻ kinh nghiệm canh tác lúa - tôm hữu cơ" HTX Hoà Đê, xã Hoà Tú 1, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng: Ông Koen Etienne M. Duchateau - Tham tán thứ nhất, Phái đoàn Châu Âu, đánh giá cao mô hình sản xuất lúa - tôm hữu cơ của Hợp tác xã Hòa Đê cũng như tình hình sản xuất lúa hữu cơ trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên. Theo đó, Liên minh Châu Âu có dự án hỗ trợ làm chuỗi giá trị tôm cho một số hợp tác xã tại Việt Nam, trong đó có Sóc Trăng. Việc Liên minh hỗ trợ tạo ra sản phẩm tôm đưa vào thị trường Châu Âu, chắc chắn người tiêu dùng Châu Âu sẵn sàng mua sản phẩm. Với lúa hữu cơ, Châu Âu là thị trường tiềm năng và người tiêu dùng sẽ chấp nhận mua gạo giá cao khi vào thị trường này. Vì vậy, người dân nên sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hữu cơ thị trường Châu Âu yêu cầu.

Bà Quách Thị Thanh Bình - Chi cục phó Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng mong muốn Liên minh Châu Âu kêu gọi các viện, trường nghiên cứu hỗ trợ cho Việt Nam phòng chống dịch bệnh trên con tôm nuôi nước lợ cũng như tiếp tục hỗ trợ con tôm nuôi theo chuỗi giá trị bền vững; hỗ trợ Sóc Trăng tạo ra sản phẩm tôm nuôi an toàn nhằm cung cấp sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu Âu, góp phần tăng thu nhập người dân, cải thiện đời sống thành viên các hợp tác xã.

Theo Nhật Hồ

Share: 

Tin tức khác