{ICAFIS_SCBV}Nghiên cứu Khảo sát đánh giá trữ lượng Nghêu trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Nghêu một loài từng được coi là nguồn thực phẩm phụ trợ của người nghèo ở Việt Nam,nhưng nay đã dần trở thành một sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính của nhiều địa phương ven biển. Do đó, sản phẩm nghêu, đã trở thành một sinh kế quan trọng và hấp dẫn của người dân địa phương ở nhiều vùng ven biển, góp phần lớn vào thu nhập của hàng triệu nông dân quy mô nhỏ ở Việt Nam, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long. Đến nay, các sản phẩm từ nghêu của Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường như EU, Mỹ, Nhật Bản, Asean, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Úc và Canada ... và mang lại nguồn ngoại tệ trên 80 triệu đô la mỹ mỗi năm cho Quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, việc sản xuất nghêu đang phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường có thể đe dọa sự phát triển bền vững của ngành nghêu. Trong khi đó, các yêu cầu thị trường nhập khẩu ngày càng cao, tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt và chứng nhận bền vững cho các sản phẩm nghêu. Vì vậy, rất nhiều thách thức cho Việt Nam trong việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu, mặc dù, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nghêu ở châu Âu và châu Á vẫn rất cao. Bên cạnh đó, một thách thức khác là các bên liên quan trong chuỗi giá trị nghêu vẫn đang hoạt động phân mảnh riêng lẽ mà không có mô hình quản trị chuỗi giá trị hiệu quả, đảm bảo sự tham gia hiệu quả của tất cả các chủ thể trong chuỗi giá trị.

Trên cơ sở đó, trong khuôn khổ dự án “Phát triển chuỗi giá trị nghêu bền vững và toàn diện tại Việt Nam SCBV”, Ban quản lý dự án SCBV/ ICAFIS/ OXFAM tại Việt Nam phối hợp cùng nhóm chuyên gia Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, triển khai hoạt động: “Đánh giá tài nguyên nghêu, tác động môi trường và xã hội và quản lý tài nguyên nghêu tại tỉnh Bến Tre”, cụ thể tại các Hợp tác xã: Hợp tác xã thủy sản Đồng Tâm, Hợp tác xã thủy sản Rạng Đông (huyện Bình Đại), Hợp tác xã thủy sản An Thủy, Hợp tác xã thủy sản Tân Thủy, Hợp tác xã thủy sản Bảo Thuận (huyện Ba Tri), Hợp tác xã thủy sản Bình Minh, Hợp tác xã thủy sản Thạnh Lợi (huyện Thạnh Phú). Để đat được hoặc duy trì MSC, điều rất quan trọng là phải hiểu được tình trạng nguồn lợi nghêu, tác động môi trường trong sản xuất nghêu. Kết quả của nghiên cứu đánh giá này, là một tài liệu, một căn cứ quan trọng cho các nhà quản lý, nhà hoạch định phát triển kinh tế, các khuyến nghị về quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu phát triển bền vững.

hinh_1.jpg

Nhóm chuyên gia thảo luận cùng ban lãnh đạo của Chi cục thủy sản tỉnh Bến Tre

hinh_2.jpg

Nhóm chuyên gia thảo luận cùng với ban lãnh đạo HTX Bình Minh, cập nhật về khu vực nghêu giống,

nghêu bố mẹ và nghêu thương phẩm (ngày 25/05/2019)

Trong suốt quá trình triển khai hoạt động, nhóm đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá nguồn lợi nghêu tại các huyện Bình Đại, huyện Ba Tri và huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre, một số phương pháp nghiên cứu mà nhóm đã thực hiện như: xác định địa điểm lấy mẫu đại diện, đếm số lượng nghêu theo phương pháp ngẫu nhiên dựa theo diện tích nuôi của từng hợp tác xã, phỏng vấn ban quản trị hợp tác xã, thảo luận nhóm các thành viên hợp tác xã nhằm nắm thông tin về lịch sử nghề nghiệp, hiện trạng về cơ cấu tổ chức, diện tích bãi bồi, diện tích nuôi trồng và các tác động của môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực nuôi trồng. 

hinh_3.jpg

Xác định địa điểm đi lấy mẫu nghêu tại HTX An Thủy

hinh_4.1.jpg

Lấy mẫu nghêu tại HTX thủy sản Bảo Thuận

 

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng và cập nhật số liệu về trữ lượng, tài nguyên nghêu, những tác động môi trường và xã hội và quản lý tài nguyên trong sản xuất nghêu tại tỉnh Bến Tre. Cụ thể, nhằm đánh giá tài nguyên nghêu (bao gồm các loài phổ biến, thứ cấp và quý hiếm) tại Bến Tre, đánh giá tác động môi trường và xã hội của việc khai thác/ nuôi và nuôi nghêu (bao gồm các loài phổ biến, thứ cấp và quý hiếm) trong khu vực dự án, phân tích xu hướng và phát triển nguồn nghêu (bao gồm các loài phổ biến, thứ cấp và quý hiếm), đề xuất các hướng phát triển bền vững cho ngành nghêu phù hợp với chứng nhận của MSC, hướng tới cập nhật vào nguồn số liệu để hỗ trợ địa phương trong tái chứng nhận MSC của tỉnh Bến Tre lần 3.

Hoài Quân - ICAFIS

Share: 

Tin tức khác