{ICAFIS_SCBV} Xây dựng mô hình trình diễn/ thí điểm về đổi mới kĩ thuật cho nhóm sản xuất quy mô nhỏ, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và thúc đẩy áp dụng kiến thức bản địa để nâng cao hiệu quả quản lý và giá trị gia tăng

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Xây dựng mô hình trình diễn/ thí điểm về đổi mới kĩ thuật cho nhóm sản xuất 

quy mô nhỏ, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và thúc đẩy 

áp dụng kiến thức bản địa để nâng cao hiệu quả quản lý và giá trị gia tăng

(6.1.5.2)

 

 

 

screen_shot_2019-05-09_at_11.00.38_am.png

 

I. GIỚI THIỆU CHUNG 

Sản xuất và chế biến thủy sản nói chung và mặt hàng nghêu nói riêng là nguồn sinh kế quan trọng, góp phần cải thiện thu nhập và kinh tế cho khoảng 1,5 triệu cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, các doanh nghiệp chế biến vừa và nhỏ trong chuỗi giá trị nghêu. Mặc dù nuôi ngao mang lại nguồn thu lớn, góp phần cải thiện sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo và thúc đẩy cho các địa phương vùng ven biển, nghề nuôi nghêu còn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức lớn, trong một vài năm gần đây từ việc nghêu bị chết hàng loạt, nhiều thách thức về kinh tế, xã hội và môi trường đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của ngành nghêu. Cùng với đó, hoạt động sản xuất nuôi trồng ngày càng phát triển cùng với mức sản lượng nuôi nghêu thương phẩm càng gia tăng, tuy nhiên với việc nuôi nghêu thương phẩm mang lại giá trị kinh tế cao, lợi nhuận cho các hợp tác xã, tổ hợp tác nhiều thì việc bảo tồn, giữ gìn nguồn nghêu giống và nghêu bố mẹ tại địa phương hết sức cần thiết và cấp bách.

Đồng thời, trong kết quả cuộc họp báo cáo năm 1 dự án và lập kế hoạch năm 2, Cơ quản lý và tổ cộng đồng nghêu tại Tiền Giang, kiến nghị với Ban Quản lý dự án là cần xây dựng khu bảo tồn nghêu giống, nghêu bố mẹ cho Tiền Giang trước những suy thoái về nguồn lợi hiện nay.

Trong bối cảnh đó, đươc sự tài trợ của Liên Minh Châu ÂU (EU), tổ chức Oxfam tại Việt Nam hợp tác với Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng phối hợp triển khai dự án “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu ở Việt Nam” tại  03 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh ( 2018-2020).  Dự án được thiết kế nhằm cải thiện thu nhập cho người sản xuấ quy mô nhỏ cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua hỗ trợ và thúc đẩy nâng cao năng lực và hiệu quả kinh doanh theo tiêu chuẩn bền vững tại 3 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh. Đồng thời tiếp cận các nghiên cứu, đề tài nhằm tạo ra hướng sản xuất bền vững, chủ động trong nguồn nghêu giống tại địa phương, tạo tiền đề sản xuất theo tiêu chuẩn MSC. Vậy, Ban Quản lý dự án quyết định tuyển tư vấn: “Xây dựng mô hình bảo tồn nghêu giống và nghêu bố mẹ tại vùng nuôi nghêu Xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tỉnh Tiền Giang”

II. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Hoạt động xây dựng mô hình bảo tồn nghêu giống và nghêu bố mẹ tại vùng nuôi nghêu Xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang trong địa bàn hoạt động dự án. Nhằm tăng nguồn lợi tự nhiên cho nghêu cũng như những loài thứ cấp sống cùng loài nghêu.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ nguồn lơi, bảo vệ môi trường biển.

Từ đó, tạo nguồn cung ứng giống chất lượng và lâu dài cho hoạt động sản xuất nghêu thương phẩm tại địa phương và các tỉnh lân cận.

III. THỜI GIAN DỰ KIẾN

  • Khung thời gian cho hoạt động này: từ ngày 25/05/2019 – 30/07/2019
  • Đối tượng hưởng lợi: Các hộ nuôi nghêu tại các tổ hợp tác trong vùng dự án của tỉnh Tiền Giang nói riêng và người nuôi của của 2 tỉnh Trà Vinh và Bến Tre nói chung.

Kết quả lựa chọn nhà tư vấn trong vòng 5 ngày sau khi hết hạn nộp hồ sơ tư vấn.

Bản báo cáo cuối cùng với sự tư vấn từ các chuyên gia ICAFIS/OXFAM chậm nhất là 30/10/2019.

IV. PHẠM VI CÔNG VIỆC

  • Phạm vi của hoạt động: xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
  • Công việc: Tư vấn cần thực hiện một số công việc (nhưng không giới hạn) dưới đây:
  • Nghiên cứu tài liệu của dự án, các tài liệu liên quan đến đặc điểm vùng sản xuất nghêu tại các HTX/THT nuôi nghêu và các tài liệu liên quan đến hoạt động.
  • Nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật, môi trường, sinh thái về sản xuất nghêu tại ba tỉnh và các vùng khác tại Việt Nam
  • Thảo luận làm việc với Ban quản lý dự án OXFAM/ ICAFIS về phương pháp và cách thức triển khai hoạt động.
  • Xây dựng, thiết kế các giải pháp về kỹ thuật phù hợp với mô hình bảo tồn nghêu giống, nghêu bố mẹ.
  • Xây dựng kế hoạch hành động, các bước triển khai mô hình, phối hợp cùng các đối tác địa phương, cơ quan chính quyền, các hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi nghêu để cùng thực hiện.
  • Tổ chức buổi tham vấn góp ý từ phía Ban quản lý dự OXFAM/ICAFIS và các tỉnh về xây dựng các giải pháp kỹ thuật.
  • Tổ chức các buổi họp rút kinh nghiệm, tập huấn các cán bộ cơ sở trực tiếp triển khai mô hình nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh.
  • Viết báo các kết quả của các mô hình kỹ thuật trong sản xuất nghêu cho tổ nhóm/HTX, đề xuất các kết quả cho Ban quản lý dự án nhằm tổ chức nhân rộng mô hình cho toàn vùng dự án.

V. CÁC KẾT QUẢ MONG ĐỢI

  • Bảng kế hoạch về phương án xây dựng mô hình
  • Bảng báo cáo kết quả xây dựng mô hình bảo tồn nghêu giống và nghêu bố mẹ.
  • Bảng kế hoạch nhân rộng mô hình và chia sẽ mô hình đến các tỉnh khác.

VI. YÊU CẦU ĐỐI VỚI TƯ VẤN

Tư vấn cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Có kiến thức chuyên môn/ bằng cấp thuộc một trong các lĩnh vực sau: Nuôi trồng thủy sản, Quản lý nguồn lợi và khai thác thủy sản, chuyên môn liên quan đến nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt chuyên môn sâu về sản xuất các loài nhuyễn thể, nghêu.
  • Chuyên gia tư vấn có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan về xây dựng mô hình phát triển sản xuất, đặc biệt đối với loài nhuyễn thể.
  • Có kiến thức về chứng nhận MSC trong sản xuất nghêu.
  • Có hiểu biết, kinh nghiệm về chính sách nông nghiệp, chính sách phát triển HTX, THT và liên kết theo chuỗi giá trị nông sản.
  • Có hiểu biết chuyên sâu hệ thống hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, thủy sản tại Việt Nam.
  • Có kỹ năng và kinh nghiệm trong đánh giá quản lý và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trong ngành thủy sản ở Việt Nam và hiểu được ngôn ngữ địa phương là một lợi thế.
  • Có khả năng trình bày, thúc đẩy thảo luận, tài liệu hóa. Có kinh nghiệm trong xây dựng các tài liệu hướng dẫn hoặc sổ tay hướng dẫn cho cộng đồng.
  • Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
  • Cam kết và đáp ứng theo yêu cầu đúng thời hạn.
  • Có khả năng viết tiếng anh và tiếng việt thành thạo.
  1. Thời hạn đối với tư vấn

Hồ sơ dự tuyển tư vấn bao gồm đề xuất tài chính và kỹ thuật bằng tiếng việt hoặc tiếng anh, CV chuyên gia ứng tuyển và được gửi qua email hoặc theo đường bưu điện theo địa chỉ dưới đây trước 17h, ngày  22  tháng 05 năm 2019: 

Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thuỷ sản Bền vững (ICAFIS)

Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội

Người liên hệ: Vương Hoài Quân – Cán bộ dự án

E-mail: hoaiquan.vuong@icafis.vn hoặc info@icafis.vn

Share: 

Tin tức khác