{ICAFIS_SCBV} Nghiên cứu khảo sát, đánh giá trữ lượng nghêu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và Tiền Giang

Sản phẩm thủy sản sử dụng nhãn hiệu của MSC đảm bảo được khai thác từ một ngư trường bền vững, được quản lý tốt và được khai thác một cách có trách nhiệm. Hiện nay, MSC là một trong số các loại nhãn hiệu sinh thái được chú trọng trên thế giới, nó giúp chứng nhận các ngành ngư nghiệp bền vững. MSC có giá trị như một giấy thông hành, đảm bảo phát triển thủy sản an toàn và là thương hiệu bảo hộ cho các sản phẩm thủy sản Việt. Tiêu chuẩn của MSC trong việc xác định các trung tâm đánh bắt thủy sản bền vững về môi trường, được quản lý tốt xoay quanh 3 nguyên tắc chính: điều kiện của trữ lượng cá, tác động của nghề đánh bắt thủy sản lên hệ sinh thái xung quanh và tính hiệu quả và hoạt động của hệ thống quản lý đánh bắt thủy sản. Vì vậy, đánh giá trữ lượng của nghề cá là một trong những khâu quan trọng, để biết được trữ lượng của nghề cá đang ở mức nào, nếu ở mức suy kiệt thì cần có những giải pháp để bảo tồn, hay những nguy cơ nào đang ảnh hưởng đến nguồn lợi của nghề cá.

Vừa qua, Trong khuôn khổ dự án: “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu tại Việt Nam – SCBV” do tổ chức Oxfam Việt Nam, Trung tâm Hợp tác Quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững – ICAFIS, phối hợp cùng Chi cục thủy sản tỉnh Trà Vinh, Chi cục thủy sản tỉnh Tiền Giang và  Viện nghiên cứu Kinh tế và Quy hoạch thủy sản – Vifep, tiến hành hoạt động đánh giá nguồn lợi nghêu tại tỉnh Trà Vinh và tỉnh Tiền Giang, thời gian từ ngày 17 – 24/04/2019.

581b1f2f2c5ac904904b_0.jpg

Đoàn nghiên cứu tham gia đánh giá nguồn lợi nghêu tại tỉnh Tiền Giang và tỉnh Trà Vinh

Một trong những phương pháp được sử dụng để đánh giá nguồn lợi nghêu là tiến hành xác định địa điểm lấy mẫu đại diện, đếm số lượng nghêu và lấy mẫu phân tích. Tuy nhiên, đo đặc điểm thủy triều của mỗi vùng nghêu ở mỗi HTX/THT nuôi nghêu khác nhau, mà thời gian tiến hành thu mẫu nghêu cũng khác nhau. Ở tỉnh Tiền Giang, có một Ban quản lý cồn bãi trực thuộc quản lý của UBND huyện và 6 tổ cộng đồng nuôi nghêu thuộc quản lý của UBND xã. Số lượng nghêu giống, nghêu bố mẹ và nghêu thương phẩm tự nhiên nằm trong vùng nghêu thuộc quản lý của Ban cồn bãi và ở khu vực nghêu của 6 tổ cộng đồng chỉ là nghêu thương phẩm có nguồn giống từ các HTX nuôi nghêu ở tỉnh Bến Tre như HTX Đồng Tâm, HTX Rạng Đông. Đối với tỉnh Trà Vinh, nguồn nghêu ở đây chủ yếu là nghêu thương phẩm và nguồn gốc nghêu giống được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, một số được lấy từ các HTX của Bến Tre, một số khác được lấy từ huyện Cần Giờ của Tp. Hồ Chí Minh,... Duy chỉ có, HTX nuôi nghêu Phương Đông, do đặc điểm của bãi bồi và dòng chảy nên hàng năm có một phần nghêu cám tự nhiên – nghêu giống tự nhiên ở kích cỡ 800 – 1000 con/kg, dạt vào khu vực nuôi nghêu của HTX này, còn trên vùng nuôi nghêu của tỉnh Trà Vinh không có nghêu giống và nghêu bố mẹ tự nhiên.

screen_shot_2019-04-25_at_10.00.51_am.png

Tiến hành xác định điểm lấy mẫu, lấy mẫu, cân khối lượng nghêu

Song song, với công tác thu mẫu nghêu, cán bộ ICAFIS và nhóm tư vấn Vifep cũng tiến hành thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu những cán bộ chủ chốt của các HTX nuôi nghêu, nhằm có thông tin bao quát và đầy đủ để đánh giá trữ lượng nghêu tại tỉnh Trà Vinh và Tiền Giang.

unnamed.jpg

Thảo luận nhóm và phỏng vấn cán bộ chủ chốt của HTX nuôi nghêu

Sau khi đánh giá trữ lượng nghêu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và Tiền Giang, ICAFIS và nhóm tư vấn Vifep sẽ tiếp tục đánh giá trữ lượng nghêu trên tỉnh Bến Tre và thời gian dự kiến vào nửa cuối tháng 5/2019. Kết quả đánh giá trữ lượng nghêu trên toàn bộ 3 tỉnh vùng dự án, sẽ là một tài liệu, căn cứ đóng góp quan trọng trong việc triển khai các hoạt động của dự án một cách hiệu quả và đồng thời cũng giúp những nhà quản lý chính sách và quy hoạch của 3 tỉnh đưa ra những định hướng phát triển kinh tế nói chung và phát triển nghề nghêu nói riêng trong bối cảnh phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Theo Đinh Thu – ICAFIS

Share: 

Tin tức khác