{ICAFIS_GS2} Những bà nội trợ nổi loạn- phiên bản nhà tôm

  Tôi xin phép được lấy tiêu đề “nổi loạn” để chia sẻ cùng các bạn câu chuyện “từ trong bếp bước ra thị trường” của các bà nội trợ nhà tôm, đầy hãnhdiện của chúng tôi.

“Bình đẳng giới” hay “nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ”là những từ lần đầu tiên tôi được nghe tới khi tham gia trong chương trình dự ánTăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm ở Đông Nam Á- Graisea”giai đoạn 1: 2015 – 2018 và bây giờ là giai đoạn 2: 2018 – 2021. Là một người thuần tuý làm về kỹ thuật và có liên quan chút ít đến kinh doanh tôi thấy nó hết sức xa vời, đôi khi là khó hiểu và không biết mình sẽ tiếp cận, triển khai dự án ra sao. Sau đó tôi và đội hành động giới ICAFIS được tham gia các khoá đào tạo, chia sẻ về công GALS,một hệ thống học tập và hành động về giới,được tiếp xúc vàlàm việc nhiều với các gia đình, các chị em phụ nữ nhà tôm vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long tôi mới dần hiểu ra giới và vai trò của phụ nữ.

“Hiểu” là một chuyện, nhưng“làm sao để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ” thì lại là một câu hỏi không hề dễ! không hề dễ ở chỗ:

- Phụ nữ sẽ làm việc gì, làm kinh tế ra sao để vị thế được nâng cao quyền năng?

- Phụ nữ và cộng đồng có tự phá bỏ được cái rào cản về xã hội đã được xây dựng cả nghìn năm nay?

57352944_2384030418523455_6741071997091971072_n.jpg

Và nhiều câu hỏi nữa đã đặt ra trong đầu tôi, để băn khoăn, để mày mò đi tìm câu trả lời JJJ

Phần đa các câu hỏi đó đã được đội hành động giới ICAFIS (những con người tuyệt vời) tìm ra câu trả lời trong GRAISEA giai đoạn 1 tại Sóc Trăng. Với sự đồng lòng, sát cánh cùng cộng đồng GRAISEA 1 đã tạo ra được những sự thay đổi thực sự: i) trong chính con người phụ nữ ở những chuyện nhỏ như tập đi xe honda để tham gia hội họp; ii) hay ở quan niệm của những người chồng trong hỗ trợ giặt quần ao, quét nhà, tặng vợ chiếc bánh sinh nhất đầu đời – tuổi 30; iii) hay ở cấp độcộng đồng, trong cơ cấu HTX có bổ sung thêm nữ vào Ban lãnh đạo; iv) Hay câu chuyện ông giám đốc HTX Thành Đạt đi vận động chị em phụ nữ tham gia vào HTX và tham gia vào Ban lãnh đạo…tất cả những điều tuyệt vời đó giúp tôi hiểu ra một điều “thay đổi về giới là câu chuyện có thật”.

53607215_2291954854353543_3611473605038178304_n_0.jpg

Từ trong bếp bước ra thị trường

Nếu ai đã từng làm kinh doanh mặt hàng thực phẩm thì chắc đều hiểu một “thách thức” là “làm ra sản phẩm và được thị trường chấp nhận” là một điều không hề dễ dàng gì. Ấy vậy các “bà nội trcủa nhà tôm đã làm được, nên tôi gọi đây là một cuộc “nổi loạn”.

Khi nhận thấy sản phẩm dư thừa vùng nuôi tôm quá nhiều, nhưng cuộc sống của bà con vẫn vất vả, thu nhập vẫn chưa đủ tiêu, nhiều chị em phải lên thành phố làm giúp việc...Tuy nhiên,các sản phẩm này để ở dạng nguyên bản sẽ rất khó bán hoặc bán với giá rất thấp, có nhiều thời điểm bà con phải bỏ đi do không bán được. Chính vì vậy khi sang dự án GRAISEA 2 chúng tôicùng bà con định hướng và đẩy mạnh “sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giá trị gia tăng, đã qua chế biến” để:

- Tận dụng nguồn nguyên liệu dư thừa tại vùng tôm;

- Huy động nguồn nhân lực sẵn có tại địa phương, thành viên các HTX/THT.

- Huy động sự tham gia của phụ nữ trong làm kinh tế, gắn kết thị trường.

img_20190507_105959.jpg

Anh Mã Văn Hồng – giám đốc HTX Hoà Đê, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng người đã có ý tưởng làm sản phẩm giá trị gia tăng từ cuối năm 2017 chia sẻ “Từ khi được chia sẻ mô hình sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng của HTX Cái Bát, Cà Mau về em đã có ý tưởng và đã làm thử nhiều lần sản phẩm bánh phồng tôm và chả cá trong gần một năm qua nhưng đều không đạt. Được bên phía dự án thúc đẩy và vợ em đã chịu ở nhà làm thử lúc đó mới được, có được thành quả sản phẩm như ngày hôm nay công lớn là nhờ vợ em”.

img_20190507_105429.jpg

Vợ anh Hồng chị Huỳnh Thị Ly chia sẻ “Em và chị em HTX đã mày mò làm sản phẩm bánh phồng tôm và chả cá rô phi rất nhiều lần nhưng chưa đạt. Vợ chồng em và các chị em trong HTX quyết tâm làm ra sản phẩm sạch, an toàn và hợp khẩu vị người tiêu dùng, những sản phẩm chưa đạt đều đổ bỏ hoặc nhà dùng chứ không bán cho ai, kể cả anh em, hàng xóm. Bây giờ có được sản phẩm ứng ý, được người tiêu dùng ưu chuộng và đặt hàng thường xuyên em thấy rất vui và vững tin với mô hình này”.

Chia sẻ của chị thật mộc mạc nhưng làm cho tôi thấy rất “ấm lòng”. Trong cái xã hội còn nhiều “thật, giả lẫn lộn, sạch bẩn trà trộn” được nghe những chia sẻ “từ tâm” nhưng lại rất có “định hướng thị trường rõ ràng” nên tôi tin “cuộc nổi loạn này” của các cô, các chị sẽ gặt hái được nhiều thành công.

57678110_2384282958498201_3565880774844481536_n.jpg

Câu chuyện “nổi loạn”của các cô HTX nông ngư 2/3, Sóc Trăng cũng để lại cho tôi đầy cảm phục và ngạc nhiên. Sau khi nghe tôi chia sẻ về ý tưởng sản phẩm chà bông cá rô phi nước lợ vào thời điểm đầu năm 2019 các cô bắt tay vào làm và sau đó một tuần các cô đã ra được sản phẩm và được đánh giá rất tốt về chất lượng. Tại “Hội nghị triển khai kế hoạch ngành tôm năm 2019” ngày 13/03/2019, Chi cục thuỷ sản tỉnh Sóc Trăng đã mua sản phẩm chà bông cá rô phi nước lợ để tặng Bộ trưởng và các đại biểu. Ông Trần Đình Luân – Phó tổng cục trưởng Tổng cục thuỷ sản chia sẻ “Sản phẩm chà bông cá rô phi của HTX nông ngư 2/3 bữa hôm vừa rồi tặng anh ăn rất ngon, vợ anh rất thích. Em xem hỗ trợ bà con phát triển thị trường tại Miền Bắc sẽ rất tiềm năng”.

59756154_2397064453886718_795444040756625408_n.jpg

Hay như câu chuyện “nổi loạn”của các cô HTX Thành Đạt, Bạc Liêu cũng là một trường hợp làm tôi rất bất ngờ về  “Việc dám thay đổi” của một người phụ nữ ở độ tuổi ngoài 60. Sau khi tham dự khoá tập huấn về “Xây dựng kế hoạch kinh doanh và phát triển sản phẩm cho HTX” từ ngày 21 đến 27 tháng 2 năm 2019 và được các chuyên gia chia sẻ về tầm quan trọng của bao bì, nhãn mác, cô Trần Thuý Sang chia sẻ “Lần này về bên cô sẽ thay đổi toàn bộ bao bì và túi đựng, mình có sản phẩm tốt và bao bì còn sơ sài thì đúng là làm giảm giá trị sản phẩm”.

img_20180827_173814.jpg

Hay câu chuyện “Đã nuôi tôm giỏi lại nổi loạn cùng tài” của chị Lê Thị Trúc Ly – Thành viên Ban giám đốc HTX Công nghệ cao Bạc Liêu cũng rất tuyệt vời. Từ những sản phẩm tôm nuôi lỡ size/cỡ chị đã chế biến ra sản phâm tôm khô một nắng, tôm lụi và đang lên kế hoạch cùng HTX mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm và kết nối thị trường cho sản phẩm nhà tôm tỉnh Bạc Liêu.

Đúng là phụ nữ luôn là những người tuyệt vời “đảm việc nhà, chia sẻ việc nuôi tôm, xông pha sản xuất sản phẩm và tiếp cận thị trường cũng không kèm phần sôi động”. Chia sẻ câu chuyện “nổi loạn” của các cô, các chị tôi nhớ lại một bộ phim rất nổi tiếng của Nhật Bản "Cố lên Chiaki" và nghiệm lại quả không sai “phụ nữ ra tay là gạo xay ra cám” “ Cố lên chị em nhà tôm, cố lên ICAFIS - GRAISEA team”.

ICAFIS – Graisea team

Share: 

Tin tức khác