{ICAFIS_GRAISEA 2_SUSV} Liên kết cánh đồng lớn nhà tôm- 5.000ha tôm lúa- 5000 hộ dân

Lễ ký kết Chuỗi giá trị tôm lúa tỉnh Bạc Liêu và Tập đoàn Bồ Đề (Ngày 6/1/2020) 5.000 ha- 5.000 hộ dân.
Mô hình tôm lúa là một trong những xu hướng canh tác mà các HTX muốn hướng tới để có thể thích ứng với các tác động của Biến đổi khí hậu đang xảy ra tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Bạc Liêu. 
Tuy nhiên, một vấn đề nan giải được đặt ra đó là người dân đang gặp khó khăn trong việc thực hiện canh tác bền vững, tạo hiệu quả lâu dài trong sản xuất đồng thời tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định. 
Hiểu rõ được những trăn trở này, cùng với sự hỗ trợ và hợp tác của các đơn vị quản lý như Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu, Liên minh HTX tỉnh Bạc Liêu, Hội thuỷ sản tỉnh Bạc Liêu, Hội nông dân tỉnh và đặc biệt là sự đồng hành của Tập đoàn Bồ Đề.  Trong khuôn khổ 2 dự án "Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững và công bằng tại Việt Nam -SusV" và dự án "Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm ở Đông Nam Á giai đoạn 2- GRAISEA 2 ", Ngày 6/1/2020, Trung tâm ICAFIS đã tổ chức buổi lễ Ký kết Chuỗi giá trị tôm lúa tỉnh Bạc Liêu và Tập đoàn Bồ Đề. Với mục tiêu hướng tới liên kết vùng tôm – lúa 5.000ha với khoảng 5000 hộ dân.

3b6bf08603c1fb9fa2d0_0.jpg

Buổi lễ ký kết có sự tham dự của đại diện Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bac Liêu, Liên minh tỉnh Bạc Liêu, Hội thuỷ sản tỉnh, Trung tâm ICAFIS, Tập đoàn Bồ Đề và hơn 80 bà con là đại diện cho thành viên các HTX trong vùng sản xuất tôm lúa của tỉnh Bạc Liêu. Các đại biểu tham dự đã cùng bàn bạc và thảo luận sôi nổi về các vấn đề như tình hình và quy mô sản xuất của vùng lúa tôm tại Bạc Liêu, về các khó khăn mà các bên đang gặp phải trong quá trình xây dựng vùng canh tác tôm lúa bền vững. Do đó, việc nhận được sự hỗ trợ và đồng hành của Doanh nghiệp đối với bà con nuôi tôm lúa là điều thực sự quan trọng và có giá trị. 

81755044_2608551756071319_4890318435457695744_n_0.jpg

6fe79e1b6c5c9402cd4d.jpg

 

1f4d85f477b38fedd6a2.jpg

Trong thực tế, nghề nuôi tôm có nhiều rủi ro, trong đó, có những rủi ro được tiềm tàng trong nhiều vấn đề và có thể dự báo trước: là nguồn gốc con giống không rõ ràng, nguồn vi sinh sử dụng trong ao nuôi có chất lượng kém, kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu, nguồn nước nhiễm bẩn, ảnh hưởng của thời tiết, biến đổi khí hậu, giá cả thị trường bấp bênh. Những rủi ro này sẽ để lại nhiều hệ luỵ và hậu quả nghiêm trọng nếu không có các biện pháp hỗ trợ kịp thời từ các nhà quản lý, doanh nghiệp và các dự án hỗ trợ. Đặc biệt trong tôm lúa, các ảnh hưởng này sẽ càng rõ nét hơn nữa. 

Tại buổi ký kết, các bên đã cùng đưa ra các phương án tối ưu nhất, đặt ra các trách nhiệm cho mỗi đơn vị trong chuỗi, trong đó các bên sẽ cùng phối hợp để đưa ra các điều kiện thuận lợi nhất cung cấp cho bà con nông dân trong vùng tôm lúa như cung cấp các sản phẩm đầu vào có chất lượng với giá thành phù hợp, hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực kỹ thuật cho người nuôi, hỗ trợ thu mua đầu ra với giá tốt, hỗ trợ quản lý, hoàn thành hồ sơ thủ tục pháp lý, Hỗ trợ quảng bá và xúc tiến thị trường cho mô hình liên kết..v..v. 

a808fc3a0f7df723ae6c.jpg

Ký kết Chuỗi giá trị tôm lúa tỉnh Bạc Liêu và Tập đoàn Bồ Đề 

Đây là thành quả của sự nỗ lực không ngừng của không chỉ phía Dự án- Trung tâm ICAFIS mà còn có sự đóng góp rất nhiệt tình và quyết liệt của các đơn vị đối tác tại địa phương. Tất cả vì mục tiêu tạo ra các sản phẩm "TÔM SẠCH- LÚA THƠM" thương hiệu Bạc Liêu cho bà con nông dân nơi đây.

Theo Ngọc Trang- ICAFIS

Share: 

Tin tức khác