{ICAFIS_GRAISEA 2} Cùng vượt lũ Covid-19 thông quan liên kết chuỗi tôm càng xanh

Đại dịch Covid -19 có thể nói là một dấu ấn lịch sử gây ra khủng hoảng toàn cầu đối với hầu hết các ngành hàng trên thế giới cũng như Việt Nam.

* Dịch Covid -19 Đại hồng thuỷ đối với sản phẩm tôm càng xanh.

Tại Việt Nam dịch Covid -19 hoành hành từ đầu năm 2021 khiến cho nhiều ngành hàng ngưng trệ, trong đó có ngành tôm. Ngành tôm được ghi nhận trong trên 20 năm vừa qua là ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, với thị trường rộng mở trên 150 quốc gia và sức tăng trưởng bình quân 6,82%. Tuy nhiên dưới ảnh hưởng của Covid 19 năm 2021 ngành tôm Việt Nam đã phải đứng trước nguy cơ “Đổ gãy chuỗi sản xuất và cung ứng ” i) Giá tôm giảm sâu mức kỷ lục trong nhiều năm; ii) Hoạt động thu mua, vận chuyển, chế biến bị ngưng trệ; iii) Nhiều hộ dân nuôi tôm tại ĐBSCL treo ao – ngừng nuôi, từ đó dẫn đến ngành tôm bị “ĐÓNG BĂNG” từng phần.

          Nếu như sản phẩm tôm sú, tôm thẻ chân trắng dùng chính cho xuất khẩu (trên 90%) thì sản phẩm tôm càng xanh lại có cơ cấu thị trường ngược lại: i) Trên 90% được tiêu thụ ở thị trường nội địa, chủ yếu ở các thành phố lớn; ii) Khoảng 10% xuất khẩu. Tôm càng xanh là một sản phẩm thiên nhiên, có mùi vị thơm và ngon nhưng lại ít được thị trường và các công ty chế biến xuất khẩu ưa chuộng bởi còn tồn tại những yếu điểm như: i) Vỏ cứng và dày – khó bóc; ii) Đầu to, vỏ nhiều – hao hụt trong chế biến cao; iii) Do nuôi theo hình thức quảng canh/tự nhiên nên sản lượng không đều và không tập trung – khó thu gom; iv) Tôm tự nhiên nên độ đồng đều thấp; v) Tôm có độ đạm cao, ngon nhưng cũng là nguyên nhân khiến tôm phân huỷ nhanh và khó bảo quản hơn. Chính vì vậy khi dịch bệnh Covid -19 bùng phát tại các thành phố lớn và các tỉnh ĐBSCL, nhà nước và chính quyền các tỉnh thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để ngăn chặn lây lan dịch bệnh  đã làm cho “Đường vận chuyển và Đường cầu” của thị trường tôm càng bị “đứt gãy”, tác động này được ví như một trận “ĐẠI HỒNG THUỶ” ập đến với ngành tôm càng xanh. Tại nhiều điạ phương ở ĐBSCL người dân không thể bán tôm hoặc bán với giá chỉ bằng 1/3, 1/2 so với cùng thời điểm năm 2020. Người dân nuôi tôm càng xanh tại nhiều địa phương phải “KÊU GIẢI CỨU” lên các cơ quan chức năng và Kênh kết nối bán hàng thuỷ sản - http://chotomca.vn . Đơn cử như Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp Ba Đình, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu trong tháng 7/2021 đã có trên 400 tấn tôm càng đã đến ngày thu hoạch nhưng không có người thu mua.

tom_moi_thu_hoach.jpg

* Cùng nhau vượt lũ Covid-19 cho sản phẩm tôm càng

Ngay khi nắm bắt được thông tin chia sẻ, phản hồi và KÊU CỨU từ người nuôi tôm tại các tỉnh ĐBSCL, Trung tâm ICAFIS – Dự án GRAISEA 2, Kênh thông tin kết nối bán hàng thuỷ sản http://chotomca.vn đã phối hợp với các Cơ quan, Ban ngành, Tổ công tác 970 – Bộ NN&PTNT, các Doanh nghiệp và Đơn vị thiện nguyện cùng vào cuộc để tháo gỡ thị trường, giải cứu tôm càng cho các tỉnh ĐBSCL, hàng ngàn tấn tôm càng đã được Dự án GRAISEA 2 và các bên vào cuộc tháo gỡ kịp thời, phần nào bù đắp những thiệt hại về kinh tế cho người nuôi tôm.

anh_3.jpg

Chứng kiến những khó khăn “TRONG LŨ” của người nuôi tôm càng tại Bạc Liêu và thông qua sự kết nối – chia sẻ của Trung tâm ICAFIS – Dự án GRAISEA 2, Hiệp hội tôm Bạc Liêu, Công ty cổ phần Công nghệ và Đầu tư Cửu Long – Đơn vị quản lý và điều hành Sàn giao dịch tôm Việt - www.cnsv.vn đã mạnh dạn và GẤP RÚT tổ chức “Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm cành xanh theo hướng Sạch – Bền vững – Có truy xuất nguồn gốc” giữa Công ty và Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp Ba Đình để cùng nhau “VƯỢT LŨ COVID -19” phát triển đồng hành lâu dài. Các sản phẩm tôm đông lạnh nguyên con, tôm hấp của chuỗi liên kết đã được đưa vào sản xuất, với bao bì nhãn mác và tem truy xuất nguồn gốc để cung ứng cho thị trường. Bên cạnh đó sản phẩm của Chuỗi liên kết cũng đã được Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản tỉnh Bạc Liêu cấp chứng nhận “Sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn” vào ngày 7/10/2021.

chung_nhan_chuoi_cung_ung_an_toan.jpg

* Định hướng con đường dài cho sản phẩm tôm càng ĐBSCL

anh_1_0.jpg

Thấu hiểu những khó khăn của sản phẩm tôm cành xanh trong những năm vừa qua Ông Nguyễn Mạnh Triều – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cửu Long (NIDTICO) đã có buổi trao đổi cùng Ông Đinh Xuân Lập – Phó giám đốc ICAFIS, đại diện Dự án GRAISEA 2 về hướng đi lâu dài cho sản phẩm tôm càng xanh vùng ĐBSCL “Tôm càng là sản phẩm tự nhiên, thịt thơm, dai, ngon nhưng còn nhiều điểm hạn chế để có thể chế biến xuất khẩu hay cung ứng cho thị trường rộng, ngay cả trên kệ hàng của các siêu thị trong nước. Muốn phát triển ổn định, lâu dài thì ngoài nâng cấp công nghệ bảo quản cần phải nghiên cứu sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng theo hướng Ready to cook – sẵn sàng để nấu hoặc Ready to eat – Sẵn sàng để ăn với thời hạn bảo quản dài”, ông Triều chia sẻ “Để khởi động dự án này thời gian tới Công ty sẽ phối hợp cùng HTX Ba Đình sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm truyền thống như tôm càng kho tàu – đóng lon, tôm thịt trưng mắm tép – đóng hộp góp phần cải thiện sinh kế cho cộng đồng và đưa thương hiệu sản phẩm tôm càng ĐBSCL ra thị trường”. Xin được chúc cho mối liên kết được vững bền, thị trường tôm càng ngày càng rộng mở, con đường cho sản phẩm tôm càng ngày càng tiến xa hơn.

Trân trọng!

Thông tin chi tiết về công nghệ và sản phẩm cho Tôm càng xanh, xin vui lòng liên hệ:

Ông Nguyễn Mạnh Triều, Công ty cổ phần công nghệ và đầu tư Cửu Long (NIDTICO)

Email: trieunm@cnsv.vnĐiện thoại: 0913892272

ICAFIS

Share: 

Tin tức khác