ICAFIS: THÔNG BÁO DIỄN ĐÀN TÔM VIỆT 2020

BỐI CẢNH

Từ đầu thế kỷ 20, ĐBSCL được biết đến như “vựa lúa, tôm,  của Việt Nam, tạo sinh kế cho hàng triệu hộ gia đình nông thôn. Dọc các vùng ven biển, các hệ sinh thái đã được thay đổi cùng với hệ thống các cơ sở hạ tầng kiểm soát nguồn nước lợ và nước ngọt được xây dựng để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa (Kakonen 2008). Tuy nhiên, từ khi quá trình “Đổi Mới bắt đầu vào năm 1986, một diện tích đáng kể đất trồng lúa dựa trên hệ sinh thái nông nghiệp đã được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản nước lợ. Với việc ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP, ngày 15/06/2000của Chính phủ cho phép người  dân chuyển đổi diện tích ruộng lúa nhiễm mặn, diện tích đất hoang hóa và đất làm muối kém hiệu quả ở các vùng ven biển sang nuôi trồng thủy sản (NTTS).Cùng với quá trình BĐKH gia tăngmô hình sản xuất tôm – lúa phát triển mạnh ở vùng ĐBSCL, năm 2000 diên tích tôm – lúa là 71.000ha, đến năm 2014 tăng lên 152.997ha chiếm 28% diện tích tôm nước lợ toàn vùng, sản lượng đạt 65.000 tấn, chiến 15% tổng sản lượng tôm nước lợ của vùng và 11% sản lượng tôm cả nước. Đến năm 2018 tổng diện tích nuôi tôm – lúa vùng ĐBSCL đạt 185.000ha chiếm 30,8% tổng diện tích nuôi tôm sú toàn vùng với sản lượng 85.000 tấn, mang lại sinh kế cho hàng trăm nghìn người và đang tiếp tục được mở rộng diện tích. Trong đó nhiều nhất là Kiên Giang trên 83.400ha, Cà Mau 50.100ha và Bạc Liêu gần 33.750ha. Với quá trình phát triển dài, ngày càng mở rộng về quy mô cũng như diện tích. Tuy nhiên mô hình tôm -lúa tại ĐBSCL đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như: i) quy mô nhỏ lẻ, manh múm; ii) sản lượng thấp; iii) chưa có nhiều biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình tôm - lúa; iv) ngày càng bị ảnh hưởng bởi tác động của BĐKH, đặc biệt là xâm nhập mặn và biến động thời tiết; v) chưa kiểm soát chặt chẽ vật tư đầu vào; vi) chưa có nhiều liên kết tiêu thụ sản phẩm cho cả tôm và lúa; vii) việc áp dụng các hệ thống chứng nhận bền vững, hữu cơ còn gặp nhiều khó khăn do tập quan canh tác của người dân còn chưa được cải thiện…

Ngày 23/06/2020 vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 885/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 theo đó phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái gắn với nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phụ vụ tiêu dùng trong và ngoài nước. 

Với hình thức canh tác một vụ tôm, một vụ lúa, mô hình tôm lúa được đánh giá là mô hình có tiềm năng lớn trong áp dụng hệ thống chứng nhận hữu cơ, sinh thái tạo giá trị cao cho cộng đồng. Nhằm nâng cao, chia sẻ các quy trình kỹ thuật và định hướng phát triển cho mô hình tôm – lúa theo hướng sản xuất bền vững, hữa cơ “LÚA THƠM - TÔM SẠCH ” tại vùng ĐBSCL. Tổng cục thủy sản phối hợp cùng UBND tỉnh Bạc Liêu, Ban quản lý dự án Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm ở Đông Nam Á – Graisea 2 ICAFIS, OXFAM tại Việt Nam, WWF tại Việt Nam, MCD, Sở NN&PTNT Bạc Liêu, Trung tâm KN Bạc Liêu tổ chức

DIỄN ĐÀN TÔM VIỆT 2020: TÔM - LÚA VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT TÔM – LÚA BỀN VỮNG”

Thời gian: Ngày 05 tháng 10 năm 2020

Địa điểm: Trung tâm Văn Hóa tỉnh Bạc Liêu (Số 3 , Nguyễn Tất Thành, Phường 1, Tp. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu)

screen_shot_2020-09-16_at_5.08.16_pm_0.png

MỤC ĐÍCH

Hội nghị tập trung thảo luận, chia sẻ các giải pháp về:

+ Định hướng xây dựng phát triển sản xuất tôm - lúa theo hướng hữu cơ, bền vững gắn với điều kiện tự nhiên, sinh thái và mô hình canh tác của vùng.

+ Giải pháp xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị tôm - lúa

Các gải pháp nâng cao sản lượng mô hình tôm - lúa.

+ Truy xuất nguồn gốc sản phẩm hướng đến chứng nhận hữu cơ.

THÀNH PHẦN – 500 – 700 đại biểu

Diễn đàn với sự có mặt của đại diện Tổng cục Thủy sản, Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Các công ty chế biến xuất khẩu thuỷ sản, Các công ty cung ứng đầu vào (tôm giống, thức ăn, vi sinh…), Các công ty chế biến xuất khẩu lúa, gạo, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Viên Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Vụ Khoa học công nghệ và HTQT, Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), và Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL, các Trường đại học trong khu vực, OXFAM Việt Nam, WWF Việt Nam, SNV, MCD, IDHGIZ….

Diễn đàn còn có sự có mặt của đông đảo người canh tác tôm -lúa và hoạt động trong ngành tôm tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Long An

Để biết thêm thông tin và đăng ký tham dự xin liên hệ:

Ông Đinh Xuân Lập – Phó giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS)

Điện thoai: 0985.024.307    Email: lap.dinhxuan@icafis.vn

Ông Huỳnh Quốc Khởi – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu.

Điện thoai: 0939144566    Email: huynhquockhoi22@gmail.com

ICAFIS giá trị một niềm tin ngành thuỷ sản 

DỰ THẢO CHƯƠNG TRÌNH

screen_shot_2020-09-16_at_4.57.12_pm.png

 

 

Share: 

Tin tức khác