{ICAFIS-SCBV-GRAISEA2} Hội thảo ra mắt Ban Cố vấn “Thúc đẩy Thực hành Trách nhiệm Xã hội trong chuỗi cung ứng thủy sản” ở Việt Nam.

Ngày 20/02/2020, Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản Bền vững (ICAFIS) phối hợp cùng Tổ chức lao đông quốc tế (ILO) đã tổ chức một hội thảo tại Hà Nội nhằm bàn luận, trao đổi và chia sẻ các thông tin liên quan đến chủ đề “Thực hiện trách nhiệm Xã hội trong doanh nghiệp”; đồng thời, ra mắt Ban Cố vấn “Thúc đẩy Thực hành Trách nhiệm Xã hội trong chuỗi cung ứng thủy sản” với khoảng 14 thành viên.

chu_thang_phat_bieu_khai_mac.jpg

Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo

CSR là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng đối với các quốc gia phát triển trên thế giới, CSR đã được đưa vào doanh nghiệp như một tiêu chí quan trọng để đánh giá tác động của và quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp đó.

trach nhiem xa hoi can duoc cac doanh nghiep quan tam

Trách nhiệm xã hội và vấn đề cần được các doanh nghiệp quan tâm - Ảnh: Internet

CSR là từ viết tắt của cụm Corporate Social Responsibilities, có nghĩa là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. CSR được các nhà học thuật xây dựng từ trước thế chiến thứ hai, sau đó phát triển rộng rãi vào thập niên 60 của thế kỷ trước. Đến nay, CSR đã trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá doanh nghiệp, bởi chúng là bản cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế lẫn môi trường bền vững cho địa phương nói riêng, xã hội nói chung. CSR được lồng ghép vào trong chiến lược của doanh nghiệp, trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển nhằm mang lại giá trị lợi ích thiết thực cho xã hội. Tuy nhiên, việc áp dụng CSR lại khác nhau tùy vào mục đích kinh doanh và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Hiện nay dưới sự thúc đẩy của chính phủ, cơ quan nhà nước, để thuận tiện tiến hành làm các chứng nhận các  hộ nuôi trồng thủy sản đã tập trung lại với nhau dưới hình thức hợp tác xã, tổ hợp tác. Đây cũng được coi là  hình thức doanh nghiệp quy mô nhỏ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh các công ty chế biến, xuất khẩu thủy sản thì để phát triển ổn định, bền vững các HTX/THT cũng rất cần thực hiện các hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội và môi trường. 

Trong khuôn khổ dự án "Các chuỗi cung ứng có trách nhiệm tại Châu Á- RSCA" được triển khai bởi tổ chức ILO và OECD, dự án " Tăng cường bình đẳng giới và đầu từ kinh doanh nông nghiệp ở Đông Nam Á-GRAISEA2", dự án " Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu ở Vệt Nam - SCBV"  được triển khai bởi tổ chức OXFAM Việt Nam và ICAFIS. Để hướng tới việc xây dựng chiến lược và kế hoạch thực hiện các hoạt động thúc đẩy thực hành tốt về kinh doanh hiệu quả, có trách nhiệm trong ngành Thuỷ sản Việt Nam. Nhóm thực hiện dự án đã thành lập và tổ chức buổi ra mắt Ban cố vấn về CSR tại phòng hội thảo Helix Hall 4, khách sạn Lakesides, số 17, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội. 

Đến tham dự buổi họp có gần 30 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ đại diện của các cơ quan: Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu; Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam (VINATUNA), Hiệp hội Thủy sản Cần Thơ, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Phòng thương mại và  công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại cả HN và TP.HCM, tổ chức OXFAM tại Việt Nam. Về phía các đại biểu quốc tế có ông Chang-Hee (ILO Viet Nam) và các đại diện của Phái đoàn Liên minh châu Âu; Hội đồng Kinh doanh châu Âu,... 

CSR là khái niệm rất rộng, bao trùm. Nhưng trọng tâm hội thảo lần này và cụ thể là mục tiêu mà Ban cố vấn thực hiện là quyền lợi của người lao động trong ngành thủy sản.

ong_luu_phat_bieu.jpg

Ông Lê Thanh Lựu, Giám đốc ICAFIS trình bày Tổng quát các vấn đề về lao động trong ngành thủy sản.

chu_tri_trinh_bay.jpg

Ông Lê Minh Trí, Điều phối viên dự án RSCA, trình bày về những điểm chính từ Hội thảo đối thoại ba bên ngành thủy sản tháng 11/2019

Các đại biểu chăm chú lắng nghe và tích cực thảo luận tại hội thảo

Tại cuộc họp, các đại biểu đã xem xét, thảo luận những vấn đề về đặc điểm Lao động trong ngành Thủy sản Việt Nam, đặc biệt là các lĩnh vực (khai thác, nuôi trồng, chế biến), kinh nghiệm thực hiện CSR trong chuỗi cung ứng thủy sản, những thách thức tồn tại trong quá trình thực hiện CRS, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hướng dẫn thực hiện CRS, vai trò của các Tổ chức phi Chính phủ NGOs/ hội/ hiệp hội trong việc thúc đẩy thực hiện CRS trong ngành Thủy sản, những nhu cầu phát triển nguồn nhân lực để thực hiện và đặc biệt là các hoạt động tiếp theo của Ban Cố vấn.

anh_ban_co_van.jpg

Đại diện Ban cố vấn chụp ảnh lưu niệm

Cuộc họp này được xác định là cuộc họp khởi động của Ban Cố vấn “Thúc đẩy Thực hành Trách nhiệm Xã hội trong chuỗi cung ứng thủy sản” ở Việt Nam. Ban Cố vấn sẽ cùng nhau thống nhất các cam kết và ký Biên bản ghi nhớ và Kế hoạch hoạt động hàng kỳ của Ban. Hiện tại, Biên bản Thỏa thuận về Hoạt động của Ban Cố Vấn đang được các thành viên cùng thảo luận để đi đến thống nhất.

Cuộc họp tiếp theo dự kiến được tổ chức vào tháng 7/2020 tại Cần Thơ.

 

Share: 

Tin tức khác