ICAFIS - Rủi ro nuôi tôm ở ĐBSCL

Tôm sinh thái bán có giá cao nhưng chưa có nhiều người nuôi – ảnh Lê Hoàng Yến

Có hai rủi ro lớn đối với người nuôi tôm: Giá bán giảm nhanh và thường xuyên gặp rủi ro do tôm chết hàng loạt.

Tại buổi tham vấn và tọa đàm “Xây dựng tiêu chí đánh giá cho vay theo chuỗi giá trị tôm tại khu vực ĐBSCL” , TP Cần Thơ (22.12), ông Nguyễn Văn Giáp, giám đốc Trung tâm chính sách nông nghiệp miền Nam (SCAP) nói: “Rủi ro do giá vật tư tăng nhanh; chất lượng  tôm giống kém và tác động do biến đổi khí hậu… rất khó lường.”

Kết quả khảo sát của SCAP xác định nguyên nhân tổn thất do tôm chết hàng loạt, từ 22% hộ nuôi (2010)  tăng liên tục đến năm 2014 là 58%, hơn 50% hộ nuôi chịu tổn thất do tôm bị dịch bệnh; khoảng 25% chịu tổn thất do tôm giống kém chất lượng… Tại Sóc Trăng, khi nuôi tôm, 34% hộ nuôi cho rằng mức độ cải thiện kinh tế hộ tốt hơn rất nhiều, 20% có mức cải thiện tốt hơn chút ít và 15% cho rằng nuôi tôm làm kinh tế hộ xấu đi…

Tại Cà Mau, về hiệu quả sử dụng lao động (62% tốt hơn); mức thu nhập bình quân hàng năm (61% tốt hơn); điều kiện nhà cửa (70% tốt hơn); điều kiện vệ sinh trong gia đình (77% tốt hơn); phương tiện đi lại cá nhân (80% tốt hơn). Theo SCAP, những số liệu ở Cà Mau có nghĩa người nông dân nuôi tôm đang giàu lên, dù rủi ro cũng đang tăng theo.

Riêng đối với vấn đề ổ nhiễm môi trường,  57% người được hỏi cho rằng môi trường đang xấu đi, khoảng 19% cho rằng không đổi và phần còn lại nói tốt hơn.

Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2015 khoảng 6,9 tỉ USD, giảm khoảng 1 tỉ USD so với năm 2014. Riêng tôm xuất khẩu chỉ đạt hơn 3 tỉ USD thay vì  3,9 tỉ USD như năm ngoái.

An Hữu

Theo: http://tiepthithegioi.vn/nong-nghiep/rui-ro-nuoi-tom-o-dbscl/

GRAISEA NEWS

 

Share: 

Tin tức khác