{ICAFIS-GRAISEA2} Tập huấn "Phân tích chi phí và lợi ích của mua bán tập thể, hình thành liên kết chuỗi có sự tham gia của nữ giới”

Tập huấn "Phân tích chi phí và lợi ích của mua bán tập thể, hình thành liên kết chuỗi có sự tham gia của nữ giới”

Tiếp tục thành công từ khóa tập huấn tại Bạc Liêu, ngày 12, 13 tháng 11 vừa qua,trong khuôn khổ dự án GRAISEA2,  ICAFIS kết hợp với Chi cục thủy sản Sóc Trăng tiếp tục tổ chức tập huấn "Phân tích chi phí, lợi ích của mua bán tập thể và liên kết chuỗi có sự tham gia của nữ giới" cho các thành viên 2 hợp tác xã Nông ngư 2/3 (Xã Ngọc Tố) và Thành Đạt (xã Hòa Tú 1) huyện Mỹ Xuyên. Thông qua buổi tập huấn các chị em cũng như nam giới hiểu thêm về vai trò của việc tham gia liên kết, hình thành liên kết trong ngoài hợp tác xã để tăng thu nhập gia đình, phát triển kinh tế ổn định, bền vững. Đặc biệt nhấn mạnh vai trò về sự tham gia của nữ giới trong các hoạt động tổ nhóm cũng như gia đình. 

20191114_165822_0.jpg

Hình 1: Các thành viên của HTX NN 2/3  cũng thảo luận tìm guiair pháp cho các nguyên nhân đã được đưa ra.

20191113_103239.jpg

Hình 2: Các thành viên HTX Thành đạt chăm chú nghe phân tích, hướng dẫn.

Bằng công cụ Cây Tăng Thu Nhập, chúng tôi đã cùng bà con hợp tác xã phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đế việc tăng thu nhập từ con tôm trên ba khía cạnh Sản xuất – các vấn đề gạp phải trong quá trình sản xuất từ khâu cải tạo ao nuôi đế khi tôm đạt thành phẩm, Giới – các vấn đề về phân công lao động, ra quyết định, … liên quan đến giới, Thị Trường – thị trường đầu ra cho con tôm. Nhìn chung vấn đề gây cản trở thu nhập của bà con nuôi tôm đến từ nhiều mặt và được gom chung lại như sau. Về sản xuất thì chính là việc còn hạn chế kĩ thuật trong các khâu xử lý trước, trong và sau nuôi, ảnh hưởng của thời tiết, biến đổi khí hậu, từ chất lượng con giống, thức ăn, giá các đầu vào tăng cao, bà con vẫn phải dùng điện sinh hoạt cho sản xuất, đặc biệt là vấn đề về nguồn vốn. Sau đó là về thị trường, việc liên kết trong ngoài HTX còn yếu, có khi có liên kết rồi nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn. Trong HTX chưa có được sự đồng thuận để mua chung, bán chung do đó số lượng còn nhỏ lẻ, mua trôi nổi, chất lượng không được đảm bảo. Bên cạnh đó là việc người nuôi bị ép giá từ thương lái với đủ các lý do. Một khía cạnh nữa cũng góp phần nhỏ gây cản trở thu nhập của bà con là vấn đề về bình đẳng giới trong sản xuất. Trong hầu hết các quyết định, người phụ nữ chỉ đóng vai trò là được nghe thông báo, ít tham gia góp ý, bàn bạc. Điều này xuất phát từ việc tin tưởng tuyệt đối vào chồng hoặc thiếu kiến thức, hiểu biết về công việc nuôi tôm. Đặc biệt là trong các cuộc họp, thảo luận nhóm, tỉ lệ nữ giới tham gia còn ít hơn nam giới đó là do tâm lý e ngại, bận mải công việc nhà, không sắp xếp được thời gian…  Đi cùng với nguyên nhân là các giải pháp và hành động được đưa ra để cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế gia đình vững mạnh, tổ nhóm bền vững thịnh vượng. Thứ nhất là các hộ nuôi trong một vùng cần xác định kế hoạch sản xuất rõ ràng, để cùng mua cùng bán, hướng để giảm giá thành con giống, thức ăn, đồng thời tránh trường hợp nhà này xả nước xử lý ao, nhà kia lấy vào. Tích cực học hỏi kĩ thuật, kinh nghiệm nuôi tôm, đi tập huấn nhiều hơn và đi tập huấn về thì chia sẻ lại với những thành viên không có điều kiện tham dự. Cải thiện kĩ thuật canh tác như đổi sang sử dụng quạt con lăn hai trực để giảm thiểu điện năng tiêu thụ.  Phân chia công việc nhà, cân đối thời gian để nam và nữ có cơ hội tiếp cận kĩ thuật như nhau.  Vận động các hộ ngoài HTX tham gia vào HTX để xây dựng tập thể vững mạnh, lớn về thành viên và diện tích canh tác, sản lượng… Để làm được điều đó, các HTX cũng như từng hộ thành viên cần chủ động hơn nữa, chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, chủ động các định phương thức sản xuất, chủ động ngay từ tư tưởng đến hành động, chủ động để có thể thích ứng, linh động hơn với yêu cầu về sản xuất ngày càng khắt khe hơn.

Đặc biệt là các chị em phụ nữ, để thoát khỏi hình tượng bà nội trợ truyền thống, chỉ biết tiêu tiền, không làm ra được kinh tế, chi tiêu trong gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông thì càng cần phải chủ động. Chủ động đề xuất được tham gia, chủ động chia sẻ ý kiến, nêu lên quan điểm của bản thân, bàn bạc ra quyết định, học hỏi kinh nghiệm kiến thức nuôi tôm từ các anh, các lớp tập huấn về cải tiến kĩ thuật, định hướng kinh doanh, kế hoạch phát triển. Tham gia nhiều hơn vào các hoạt đông sản xuất không chỉ giúp chị em phụ nữ xây dựng kinh tế gia đình, mà còn rèn luyện bản thân, khám phá năng lúc bản thân, nâng cap quyền năng kinh tế.

Buổi tập huấn diễn ra hết sức sôi nổi, đầy những chia sẻ chân tình mà hữu ích, vui vẻ với sự hăng hái từ cả bên hợp tác xã và cán bộ dự án.

Theo Nguyễn Lý - ICAFIS

Share: 

Tin tức khác