HUY ĐỘNG VỐN CHO HỢP TÁC XÃ NUÔI TÔM TẠI ĐBSCL

Vùng ĐBSCL là vùng sản xuất chính và là thủ phủ của ngành tôm Việt Nam, nơi mang lại sinh kế cho hơn 700.000 hộ dân, đồng thời giúp phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng. Cùng với sự phát triển sản xuất hơn 20 năm từ khi bắt đầu phát triển mạnh ngành sản xuất tôm, song song đó cũng kéo theo những khó khăn và thách thức lớn.

Để đầu tư một cách bài bản, đúng quy trình kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả nuôi, giảm thiểu dịch bệnh, đảm bảo môi trường và sản xuất bền vững cần một lượng vốn lớn. Tuy nhiên tiếp cận vốn với người nuôi tôm quy mô nhỏ chưa bao giờ là dễ dàng. Mặc dù nhà nước đã có những chương trình, chính sách hỗ trợ cho ngành tôm, cho con tôm nhưng do nhiều năm liên người nông dân nuôi tôm trong tình trạng “nợ đọng” nên tiếp cận đợt vay mới hoặc với lượng tiền lớn trở lên “khó khăn”.

Đối với các HTX nuôi tôm: Mặc dù có nhiều HTX đã được thành lập từ rất lâu nhưng chủ yếu là chia sẻ kinh nghiệm trong nuôi tôm, đóng góp điều lệ để cùng có những hoạt động chung. Còn về vốn sản xuất là gần như không có hoặc rất hạn chế.

Nhằm hỗ trợ và một phần góp vào phát triển năng lực cho HTX/THT về các chính sách, tài chính và huy động nguồn vốn cho HTX/THT giúp hoạt động HTX đi vào đúng quỹ đạo, giúp phát triển mạnh ngành sản xuất tôm. Ngày 22-23/6/2017, tại Cần Thơ, Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững phối hợp cùng Ban quản lý dự án “SusV” Tổ chức khóa tập huấn “Huy động và quản lý nguồn vốn cho HTX/THT nuôi tôm tại ĐBSCL”

Tham dự khóa Hội thảo/tập huấn có hơn 70 người là thành viên ban quản lý, quản lý tài chính của HTX/THT; Chi cục thủy sản, Trung tâm KNKN, sở NN&PTNT 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Tại Khóa Hội thảo/tập huấn Ông Hoàng Công Hoàn – Giám đốc HTX Chè Mỹ Bằng tại Tuyên Quang đã chia sẻ những kinh nghiệm về hoạt động huy động nguồn vốn cho HTX, cách thức quản lý cũng như những chính sách hỗ trợ của nhà nước cho HTX. Ông Hoàn cũng trao đổi và giúp các HTX giải thích những khó khăn vướng mắc của HTX sao cho phù hợp hợp với điều kiện sản xuất ngành tôm ĐBSCL.

Các thành viên tham gia cũng chia sẻ những kinh nghiệm về hoạt động HTX cũng như cách thức huy động nguồn vốn sao hiệu quả. Qua đó những tình huống sát với hoạt động thực tế được các thành viên tham gia mổ sẽ giúp cho các HTX/THT hình dung rõ hơn về nguồn vốn và cách thức hoạt động cũng như huy động nguồn vốn hiệu quả.

Cùng vấn đề về huy động nguồn vốn Tiến sĩ Nguyễn Văn Giáp- Giảng viên Đại học Fulbright Việt nam hướng dẫn cụ thể về nguồn vốn, phương thức huy động vốn và cách sử dụng nguồn vốn. Cách thức hoạt động của nguồn tín dụng nội bộ. Qua đó giúp cho các HTX/THT nắm được quy định, chính sách giúp cho HTX hoạt động hiệu quả hơn.

Thông qua Hội thảo/khóa tập huấn các mô hình huy động và quản lý nguồn vốn đã được các chuyên gia và đại diện các HTX, Sở NN&PTNT các tỉnh  xác định và vận hành trong thời gian tới.

- Mô hình huy động vốn theo hình thức hợp tác đầu tư chung cùng doanh nghiệp (mô hình PPP) tại Cà Mau.

- Mô hình huy động vốn theo hình thức góp vốn thành viên (góp vốn sản xuất của HTX).

- Mô hình huy động vốn theo hình thức tín dụng nội bộ và duy trì theo hình thức vay quay vòng.

Tại Khóa tập huấn Ông Đinh Xuân Lập – Phó Giám đốc Trung Tâm ICAFIS, điều phối dự án “SusV” cũng cam kết sẽ hỗ trợ sâu hơn nữa cho HTX/THT 3 tỉnh trong quá trình vận hành mô hình huy động và quản lý vốn để đảm bảo: i) Mô hình đi vào hoạt động; ii) Hoàn thiện những mục còn thiếu; iii) Có cơ sở đúc rút để nhân rộng cho các HTX khác và ngành nghề khác.

Thế Diễn - ICAFIS

Share: 

Tin tức khác