Hướng dẫn sản xuất tốt hơn theo BMPs và an toàn tiết kiệm trong nuôi tôm

Theo ước tính và số liệu khảo sát thực tế năm 2016 cho thấy lượng phát thải CO2 từ sản xuất tôm của vùng ĐBSCL  khoảng 4 triệu tấn. Theo chỉ đạo của thủ tướng chính phủ đến năm 2025 đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, để đạt được mục tiêu đặt ra thì lượng phát thải khí CO2 sẽ là 6,6 triệu tấn. Để kiểm soát và hạn chế giúp sản xuất theo hướng bền vững và giảm lượng phát thải khí CO2 thì cần các bên liên quan trong chuỗi sản xuất có kế hoạch can thiệp và sản xuất nhằm kiểm soát lượng phát thải trên giúp cho sự phát triển bền vững của ngành và môi trường sinh thái.

Theo đề án giảm phát thải nông nghiệp Việt Nam đến năm 2020 thì mục tiêu giảm 20% lượng phát thải khí nhà kính. Trong đó, ngành trồng trọt giảm được 9,46 triệu tấn CO2 , chăn nuôi giảm 6,3 triệu tấn và thủy sản giảm 3 triệu tấn CO2 . Cũng theo đề án này thì 80 – 90% phát thải trong các hoạt động nuôi thủy sản theo hình thức thâm canh.

Trước tình hình đó để giảm lượng khí thải nhà kính khí CO2 giúp giảm thiểu ảnh hưởng từ sản xuất tôm, giúp cải thiện môi trường và hướng dẫn sản xuất tốt hơn trong ngành tôm. Tại Bạc Liêu, ngày 29/8/2018  Ban quản lý dự án “ Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững và công bằng tại Việt Nam – SusV” do liên minh EU tài trợ và được triển khai bởi tổ chức OXFAM tại Việt Nam và Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) phối hợp với Viện Nuôi Trồng Thủy Sản II (RIA 2) tổ chức hội thảo góp ý “Hướng dẫn BMPs theo hướng giảm phát thải nhà kính cho mô hình nuôi tôm thẻ thâm canh vùng ĐBSCL”.

Tại hội thảo Ông Phan Thanh Lâm – Viện phó Viện RIA 2 đã chia sẻ về các nguồn gây ra lương phát thải như: i) Sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất và cung ứng đầu vào như thức ăn, phân bón, hóa chất…; ii) Vận hành các hoạt động nuôi như gia cố bờ bao, cải tạo ao, cấp và thay nước, hút bùn/xi phông; iii) Thủy phân chất hữu cơ từ thức ăn và chất thải trong quá trình nuôi. Kết quả điều tra và tính toán lượng phát thải đã xác định một số chí số liên quan đến phát thải GHG.

Nguồn phát thải từ việc sử dụng thức ăn cho ao nuôi: Kết quả điều tra cho thấy FCR sử dụng biến động từ 1,25 -1,55 và theo FAO (2016) thì thức ăn đóng góp từ 48 đến 65% lượng phát thải GHG. Qua đó mục đích của dự án hướng đến để giảm phát thải GHG thì cần sử dụng thức ăn hợp lý hơn để làm sao giảm hệ số FCR hiện nay. Dự án sẽ thúc đẩy nghiên cứu và áp dụng các giải pháp tối ưu để giảm hệ số thức ăn (FCR) bằng cách cho tôm cho ăn bằng máy hoặc kiểm soát chặt chẽ hơn về lượng cho ăn và cách cho ăn, bên cạnh đó kích thích phiêu sinh vật (zoophankton) làm thức ăn giai đoạn đầu khi tôm đạt 25 ngày tuổi bằng việc gây nuôi thức ăn tự nhiên.

Tại hội nghị Ông Nguyễn Thế Diễn – cán bộ ICAFIS đã chia sẽ kết quả nghiên cứu của ICAFIS về sử dụng An Toàn và các biện pháp tiết kiệm điện trong nuôi tôm nhằm cung cấp thêm biện pháp tiết kiệm hiệu quả thông qua sử dụng con lăn và đồng trục mô tơ với dàn quạt, qua đó sẽ tiết kiệm khoảng trên 30% lượng điện so với mô hình truyền thống. Ngoài ra, việc tận dụng chất thải từ nuôi tôm để tạo ra năng lượng điện thông qua sử dụng máy phát điện biogas cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất củng được chia sẽ giúp sử dụng hiệu quả nguồn chất thải giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hiệu quả cho sản xuất.

Đại biểu tham gia hội thảo tham gia góp ý để hoàn thiện bộ hướng dẫn BMPs và cam kết áp dụng bộ tiêu chí nhằm giúp cho việc nuôi tôm được tốt hơn theo hướng bền vững.

 Trong thời gian tới Dự án sẽ thúc đẩy hơn nữa các nghiên cứu nhằm giảm thiểu sự phát sinh khí gây ra sự tác khí nhà kính và đẩy mạnh việc áp dụng điện trong nuôi tôm theo hướng an toàn và tiết kiệm cho người nuôi vùng ĐBSCL.

Theo Thế Diễn - ICAFIS 

Share: 

Tin tức khác