Trong hội nghị phát triển ngành tôm Việt Nam được tổ chức trong tháng 2 tại Cà Mau Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đặt mục tiêu tới năm 2025 cho ngành tôm Việt Nam sẽ đạt được kim ngạch xuất khẩu tới 10 tỷ USD, sớm hơn 5 năm so với mục tiêu của bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thông đã đặt ra. Trong đó Cà Mau được coi là thủ phủ của ngành tôm, trong “đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững nghề nuôi tôm đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” của tỉnh Cà Mau đã đặt ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm của tỉnh tới năm 2020 sẽ đạt được 2 tỷ USD.
Trong suốt chiều dài phái triển của ngành tôm, dù có nhiều thăng trầm, khó khăn nhưng vẫn đạt tốc độ phát triển trung bình trên 6%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2014 cũng chỉ đạt 4,1 tỷ USD, năm nay, 2017 theo VASEP ước tính con số này sẽ là 3,7 tỷ USD, chỉ bằng hơn 1/3 mục tiêu đặt ra, nhìn vào những con số này cùng với những thách thức về môi trường, dịch bệnh, và rào cản thương mại, kỹ thuật mà ngành tôm đang đối mặt có thể thấy mục tiêu được đưa ra là mục tiêu không dễ đạt được phải cần có sự nỗ lực không chỉ của người nuôi tôm, các công ty chế biến và xuất khẩu tôm mà là của tất cả các bên tham gia trong chuỗi giá trị tôm.
Trong đề án của tỉnh Cà Mau đưa ra, trong nhiều giải pháp được đưa ra thì giải pháp củng cố chuỗi giá trị tôm là một giải pháp căn bản được đề cập tới nhằm huy động nguồn lực của các bên giúp nâng cao năng suất nuôi tôm, tăng chất lượng, giảm giá thành sản xuất từ đó nâng cao giá trị, tăng tính bền vững, và tăng tính cạnh tranh của con tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế và đây cũng chính là mục tiêu chính mà dự án “Phát triển chuỗi giá trị sản xuất Tôm Bền vững - Công bằng tại Việt Nam SusV” hướng tới, chính vì lý do này mà ngày 21 tháng 4 vừa qua, dự án SusV đã cùng phối hợp với Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Cả Mau tổ chức hội thảo “Xây Dựng Mô Hình Chuỗi Liên Kết Giá Trị Ngành Hàng Tôm Cà Mau” với sự tham gia đầy đủ của các bên gồm (i) các THT/HTX nuôi tôm tại Cà Mau, (ii) các công ty chế biến Thanh Đoàn, Minh Phú, Minh Cường, (iii) các công ty đầu vào như công ty thức ăn CP, công ty giống Miền Trung VN, Thiết thị bóa chất Vietchem, ENCA, Công ty bạt Nam A star…. (iv) các tổ thức phi chính phủ như SNV, WWF và ICAFIS, (v) Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn Cà Mau và đặc biệt có sự tham gia chỉ đạo của ông Lê Văn Sử phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau.
Trong hội thảo sau phần trình bày về thực trạng chuỗi tôm Việt Nam, việc thực hiện 48 hợp đồng liên kết chuỗi mà dự án SusV đã thúc đẩy và các bài trình bày về kỹ thuật và các xu hướng của ngành tôm là phần thảo luận sôi nổi về những vướng mắc trong thực hiện hợp đồng liên kết và cách giải quyết. Tại hội thảo Ông Châu Công Bằng phó giám đốc Sở NN và PTNT đã cam kết sở cũng như các cơ quan ban ngành tại tỉnh sẽ hết sức hỗ trợ để các liên kết chuỗi được thuận lợi và thành công.
Tại hội thảo đã có 6 hợp đồng liên kết giữa các Tht/HTX với các công ty đầu vào về thức ăn, giống thuốc hóa chất thủy sản đã được kỹ kết, đánh dấu thêm một bước tiến mới trong việc củng cố chuỗi giá trị sản xuất tôm của dự án SusV.
Vũ Thùy - ICAFIS