DIỄN ĐÀN TÔM VIỆT SỨC BẬT CHO NGÀNH TÔM

Ngành nuôi tôm Việt Nam nói chung và ngành thủy sản nói riêng có vai trò quan trọng đối với kinh tế, xã hội, đặc biệt là các tỉnh ven biển. Kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ chiếm 45% tổng kinh ngạch xuất khẩu thủy sản, là sản phẩm tiềm năng và lợi thế để phát triển ngành thủy sản trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. Hàng năm, ngành thủy sản đóng góp hơn 3% tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam. Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu vào thị trường 164 quốc gia trên thế giới, trong đó tôm là một trong 4 sản phẩm xuất khẩu chủ lực, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 700.000 hộ gia đình nuôi tôm. Bình quân tăng trưởng của nghề nuôi trồng - chế biến xuất khẩu tôm đạt 6,82%/năm...

Ngành tôm Việt Nam bắt đầu phát triển trong 20 năm trở lại đây, với đà phát triển mỗi năm năng suất và sản lượng ngày một tăng.  Tuy nhiên, hiện nay cho thấy ngành sản xuất tôm đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất: i) giá thành sản xuất cao; ii) lạm dụng thuốc hóa chất, bơm chích tạp chất; iii) cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, công nghệ vùng nuôi tôm hạn chế; iv) sản xuất nhỏ lẽ manh mún; v) dịch bệnh và biến đổi khí hậu…. Đồng hành với những khó khăn đó thì đặc biệt vấn đề kinh nghiệm trong nuôi tôm  của người nuôi chưa cao, tính liên kết chặt chẽ để cùng nhau phát triển bền vững, sự chia sẻ kinh nghiệm giữa người nuôi bị hạn chế do tập quán sản xuất lâu đời, thường ít trao đổi những kỹ thuật, bí quyết để cùng có “vụ mùa bội thu”. Nhằm kết nối những “nhân tài đất Việt ngành tôm” thành công nhiều năm liền trong nghề nuôi tôm vùng ĐBSCL về siêu thâm canh – bán thâm canh – quảng canh – tôm rừng – tôm lúa, cùng các nhà khoa học viện trường, các cơ quan quản lý ngành thủy sản…cùng chia sẻ những kỹ thuật và kinh nghiệm để cùng có định hướng và giả pháp để phát triển hơn nữa ngành sản xuất tôm, thúc đẩy người nuôi sản xuất theo hướng bền vững có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Tại Tp. Bạc Liêu, ngày 28/8/2017. Ban quản lý dự án “SusV” phối hợp với Hội nghề cá Việt Nam, Sở NN&PTNT Bạc Liêu, Tổng cục Thủy sản, Trung tâm Hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), OXFAM Việt Nam, tổ chức WWF tại Việt Nam, Trung tâm Khuyến Nông Bạc Liêu, Dự án GRAISEA cùng tổ chức “DIỄN ĐÀN TÔM VIỆT: CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI TÔM  THÀNH CÔNG  VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”.

Diễn đàn có hơn 600 đại biểu tham gia gồm: Tổng cục Thủy sản, Hội nghề cá Việt Nam, đại diện Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, Sở NN&PTNT, Chi cục Thủy sản và Trung tâm Khuyến Nông cùng người nuôi tôm 8 tỉnh vùng ĐBSCL, Viện Nuôi trồng thủy sản II, WWF, các Công ty cung ứng đầu vào trong nuôi tôm, Các công ty chế biến thủy sản…

Tại Diễn đàn người nuôi nhận được sự chia sẻ những kinh nghiệm củng như bí quyết thực tế trong nghề nuôi là đại diện hộ nuôi thành công nhiều năm liền. Qua đó, cùng giải quyết những thắc mắc khó khăn trong thực tế để sản xuất đạt hiệu quả và thành công. Nhiều kinh nghiệm chia sẽ về nuôi tôm hai giai đoạn, nuôi tôm áp dụng công nghệ cao, nuôi nhà kính, tôm sinh thái, tôm rừng và tôm lúa sản xuất theo hướng hiệu quả và bền vững được chia sẻ trong diễn đàn.

Theo TS. Lê Thanh Lựu – Giám đốc ICAFIS chia sẻ, để phát triển ngành tôm đạt giá trị 10 tỷ đô cần phải thay đổi hướng sản xuất theo hướng tăng giá trị sản phẩm, bên cạnh việc tăng sản lượng. Có tăng giá trị sản phẩm thì sản phẩm con tôm Việt Nam mới thay đổi, ngành tôm mới phát triển vững bền.

Diễn đàn đã tạo sức hút với nhiều người nuôi tôm nhằm trao đổi kỹ thuật, cầu nối để liên kết trong nghề, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất thực tế để cùng phát triển theo hướng bền vững.

Tại diễn đàn các đại biểu còn được tiếp cận các nguồn cung ứng đầu vào từ các  khu trưng bài sản phẩm của các công ty về  thuốc hóa chất, các thiết bị kỹ thuật mới…cho ngành tôm. Qua đó giúp người tiếp cận và trao đổi để chọn được sản phẩm chất lượng hiệu quả trong sản xuất.

Ông Trần Đình Luân – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản chia sẻ “ Đây là một diễn đàn hay, mang lại nhiều thông tin, kinh nghiệm bổ ích cho người nuôi cũng như các cơ quan quản lý. Diễn đàn cần được tổ chức thường niên với nhiều nội dung kỹ thuật chuyên sâu khác nhau để chúng ta có cơ hội đào sâu, thảo luận kỹ, chia sẻ rộng những kiến thức, kinh nghiệm trong nuôi tôm, giữa những người nuôi tôm và cùng nhau phát triển bền vững”.

Thế Diễn - ICAFIS

Share: 

Tin tức khác