Diễn đàn Tôm Việt: Giải pháp giảm giá thành trong nuôi tôm

BỐI CẢNH

Theo thống kê, hàng năm ngành thủy sản đóng góp hơn 3% tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam. Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu vào thị trường 164 quốc gia trên thế giới, trong đó tôm là một trong 4 sản phẩm xuất khẩu chủ lực, với tổng giá trị kim ngạch chiếm khoảng 45% giá trị kim ngạch toàn ngành thủy sản, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 700.000 hộ gia đình. Bình quân tăng trưởng của nghề nuôi trồng - chế biến xuất khẩu tôm đạt 6,82%/năm...

Ngày 18/01/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025. Theo đó, mục tiêu giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm giai đoạn 2017 - 2020 đạt 5,5 tỷ USD và giai đoạn 2021 - 2025 đạt 10 tỷ USD; Định hướng phát triển ngành tôm theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, hướng tới không sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh ở tất cả các phương thức nuôi và các khâu trong chuỗi sản xuất, lưu thông sản phẩm tôm.

Đối với nuôi tôm nước lợ, thâm canh, bán thâm canh, thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống điện ba pha; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi và cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đặc biệt tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh duyên hải miền Trung. Đồng thời, xây dựng Cà Mau trở thành Trung tâm nuôi tôm sú sinh thái (tôm rừng, tôm lúa, tôm hữu cơ) của cả nước.

Tuy nhiên, giá tôm từ những tháng đầu năm 2018 đến nay giá tôm giảm mạnh, ở nhiều size/cỡ giá thành còn thấp hơn giá sản xuất làm nhiều hộ dân lỗ hoặc ngừng sản xuất. Theo Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá tôm trong nước còn bị ảnh hưởng bởi xu hướng giá thế giới, hiện đang giảm mạnh do nguồn cung tăng cao. Giá tôm tại các nước có nguồn cung lớn như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Ecuador, Indonesia… đều giảm mạnh, thậm chí có nơi còn giảm xuống dưới mức giá thành.

Bên cạnh câu chuyện giá tôm giảm mạnh là câu chuyện giá thành sản xuất của chúng ta còn cao hơn nước bạn Ấn Độ, Thái Lan từ 15% đến 20%. Và câu chuyện phát triển nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh chưa đồng bộ dẫn đến khó khăn trong hoàn thiện cơ sở hạ tầng điện phục vụ cho phát triển nuôi tôm.

Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và người nuôi tôm tại Việt Nam, Tổng cục thủy sản phối hợp cùng Ban quản lý dự án “Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững và công bằng tại Việt Nam” ICAFIS, OXFAM tại Việt Nam, WWF tại Việt Nam tổ chức “DIỄN ĐÀN TÔM VIỆT 2018: GIẢI PHÁP GIẢM GIÁ THÀNH TRONG NUÔI TÔM

Thời gian: Ngày 2 tháng 11 năm 2018

Địa điểm: Trung tâm Văn Hóa tỉnh Bạc Liêu (Số 1, Nguyễn Tất Thành, Phường 1, Tp. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu)

MỤC ĐÍCH

- Diễn đàn tập trung thảo luận, chia sẻ các giải pháp về:

+ Giải pháp hoàn thiện kỹ thuật trong phát triển nuôi tôm tại Việt Nam

+ Giải pháp sản xuất theo thị trường để đạt giá thành tốt hơn

+ Giải pháp sử dụng điện hiệu quả trong nuôi tôm

+ Giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng điện trong phát triển nuôi tôm

Thành phần: 500 đại biểu

Diễn đàn với sự có mặt của đại diện Tổng cục Thủy sản, Tổng công ty điện lực Miền Nam, Sở NN&PTNT, Chi cục thủy sản, Trung tâm khuyên nông các tỉnh ĐBSCL

Các doanh nghiệp đầu vào, đầu ra ngành tôm Việt Nam

Diễn đàn còn có sự có mặt của đông đảo người nuôi tôm và hoạt động trong ngành tôm tại 8 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiên Giang, Long An

NỘI DUNG CHÍNH 

Diễn đàn sẽ đề cập đến các vấn đề sau:

- Hoàn thiện hệ thống điện trong nuôi tôm

- Giải pháp kỹ thuật trong giảm giá thành nuôi tôm

- TRIỂN LÃM SẢN PHẨM CÙNG NGƯỜI NUÔI TÔM

Để biết thêm thông tin và đăng ký tham dự xin liên hệ:

Ông Đinh Xuân Lập – Phó giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS)

Điện thoai: 0985.024.307    Email: lap.dinhxuan@icafis.vn

Đăng ký gian hàng tại Diễn đàn xin liên hệ:

Ông Nguyễn Thế Diễn – Cán bộ ICAFIS

Điện thoại:  +84-974700003     Email: dien.nguyenthe@icafis.vn

Share: 

Tin tức khác