Chuỗi liên kết giá trị ngành hàng tôm chưa bền vững

Chiều 28/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau tổ chức hội nghị tổng kết với đơn vị trực thuộc sở, tổ chức hỗ trợ phi chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng, hợp tác xã và chính quyền địa phương hỗ trợ thực hiện chuỗi liên kết ngành hàng tôm tỉnh Cà Mau. Hội nghị tổng kết hoạt động liên kết chuỗi năm 2017 và đề ra những mục tiêu, kế hoạch thời gian tới. 

Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau sẽ phối hợp với các tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp, vùng nuôi, hộ dân thực hành nuôi tôm bền vững, tăng năng suất theo tiêu chuẩn quốc tế.

Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau sẽ phối hợp với các tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp,

vùng nuôi, hộ dân thực hành nuôi tôm bền vững, tăng năng suất theo tiêu chuẩn quốc tế. 

Thực hiện liên kết đầu vào từ đầu năm 2016 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau đã ký kết 61 lượt hợp đồng hợp tác phát triển chuỗi giá trị ngành hàng tôm với 15 hợp tác xã (HTX), 17 tổ hợp tác (THT), gần 800 hộ, với tổng diện tích trên 1.323ha; với 12 công ty sản xuất tôm giống, 4 đại lý thuốc thức ăn, hóa chất và chế phẩm sinh học, 4 công ty cung cấp vật tư, thuốc, hóa chất. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trúc Anh, Công ty CP Việt Nam cung cấp quy trình nuôi tôm siêu thâm canh 2 giai đoạn cho 7 HTX. 

Về liên kết đầu ra, Sở phối hợp với các tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp (DN), vùng nuôi, hộ dân thực hành nuôi tôm bền vững, tăng năng suất theo tiêu chuẩn quốc tế. 

Đến nay, đã hoàn thành chứng nhận được 19.000ha/4.200 hộ, bao gồm cả diện tích rừng. Đồng thời đã xây dựng được 4 vùng nuôi có chứng nhận quốc tế; hỗ trợ tư vấn, kết nối vùng nuôi cho các DN; hỗ trợ DN xây dựng vùng nuôi có chứng nhận quốc tế, hỗ trợ các hộ nuôi thực hành theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Lợi An (huyện Trần Văn Thời)…

Hiện nay, các mối liên kết dọc và ngang hình thành và phát triển khó khăn. Cụ thể, mối liên kết giữa DN và hộ nuôi trong các HTX, THT vẫn còn lỏng lẻo, không gắn kết được lợi ích và trách nhiệm giữa các bên. Hợp đồng bao tiêu nguyên liệu thể hiện tính pháp lý chưa cao, chưa ràng buộc rõ ràng giữa người bán và người mua nên rất dễ bị phá vỡ hợp đồng. 

Trong khi đó, vai trò liên đới giữa "4 nhà" lại thiếu chặt chẽ và chưa mang tính đồng bộ. Việc chưa tích cực của chính quyền địa phương tham gia hỗ trợ xử lý các tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa hộ nuôi và DN. Vì thế, thực tế còn xảy ra tình trạng DN và nông dân phá vỡ hợp đồng khi có sự biến động về giá, thị trường tiêu thụ. 

Ngoài ra, tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu vốn; tập quán canh tác lạc hậu, thiếu kinh nghiệm sản xuất… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mô hình liên kết. 

Trong các chuỗi giá trị ngành hàng tôm, đầu tư vào khâu chế biến và bảo quản vẫn còn bất cập. Vì thế, giá trị gia tăng các mặt hàng có giá trị gia tăng còn thấp. Vì vậy, sức cạnh tranh của mặt hàng tôm Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng còn rất thấp. Một số địa phương thiếu sự quan tâm trong việc mời gọi, thu hút đầu tư trong chuỗi giá trị tôm.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau, ông Châu Công Bằng nhận định: “Hiệu quả mang lại chưa cao, yếu tố bền vững chưa vững chắc, đại diện các đơn vị cần tìm ra nguyên nhân của những vấn đề có liên quan: Thuận lợi, khó khăn trong thực hiện và đề ra giải pháp, nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền - DN - nhà khoa học - hộ nuôi tôm - ngân hàng trong phát triển chuỗi liên kết giá trị ngành hàng tôm thời gian tới”.

 Theo Bảo Trân, Báo Đất Mũi

Share: 

Tin tức khác