NHÀ TÔM: KẾT HÔN TRONG TÌNH YÊU

Thực trạng sản xuất thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất  và xuất khẩu như: i) Nuôi tôm còn nhiều rủi ro; ii) Thị trường xuất khẩu chưa thực sự ổn định; iii) Hệ thống chứng nhận dày đặc; iv) Sản phẩm sạch chưa được bán đúng giá trị …Vì vậy ngành nuôi tôm Việt nam  cần phải có hướng đi mới liên kết chặt chẽ từ kỹ thuật đến hoạt động đầu ra đầu vào trong nuôi tôm để tăng hiệu quả sản xuất và xuất khẩu. Bên cạnh đó góp phần nâng cao giá trị, hình ảnh tôm Việt.

Tuy nhiên, việc ký kết các “hợp đồng liên kết” giống như tờ giấy “đăng ký kết hôn”, nhưng để cho hôn nhận – chuỗi liên kết được bền vững thì cần có “MỘT TÌNH YÊU THỰC SỰ”. Chúng tôi, những người làm dự án “SusV” thúc đẩy hình thành các liên kết chuỗi, cũng giống như “ông mai, bà mối” và để các bên đến được với nhau thị trước hết phải có “MỘT TÌNH YÊU” và gắn kết được với nhau thì phải có “NIỀM TIN”.

Chúng tôi đi “bắc những cây cầu” thúc đẩy để có “hôn nhân nhà tôm”, nhưng để đến được cái gọi là “hôn nhân” đó cũng không phải là dễ. Chúng tôi thường nói vui đó là cuộc chới “Đối đầu – thách thức – thực lòng”.

Đối đầu: Đã là việc phải gặp nhau song phương, trực tiếp chia sẻ, trao đổi hết mọi nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của nhau.

Thách thức: Ngành tôm đã hình thành và phát triển trên 20 năm, bàn đến vấn đề liên kết chuỗi khá nhiều, các dự án của nhà nước, phi chính phủ và tư nhân cũng khá nhiều nhưng thành công thì không phải là nhiều. Không thành công bởi ngành tôm khá thách thức, nhiều rủi ro và trên 80% là sản xuất manh mùm, nhỏ lẻ. Vì vậy doanh nghiệp hay đơn vị nào muốn làm chuỗi nghĩa là dám tham gia cuộc chơi đầy “thách thức”.

Thực lòng: Rà soát, tổng kết của ICAFIS về các liên kết chuỗi trong trên 10 năm vừa qua đều chỉ ra “liên kết chuỗi còn lỏng lẻo”. Và phần lớn các liên kết chuỗi bị đổ vỡ “bể kèo” là do các bên chưa tạo được “niềm tin” với nhau. Vậy nên khi bất kỳ một đơn vị nào là Doanh nghiệp, THT/HTX hay hiệp hội muốn làm “liên kết chuỗi” trước hết phải đến với nhau bằng “tấm lòng” và cùng nhau để tạo ra “niềm tin”.

 Ngày 12 và 13 tháng 4 năm 2017 tại Bạc Liêu đã có một công ty MANG TÌNH YÊU đi KẾT HÔN như thế.

Công ty cổ phần Tôm miền Nam – South Vina Shrimp: là một công ty mới được thành lập từ tháng 3/2015, tuy nhiên có mức tăng trưởng nhanh và ổn định, hiện là công ty lớn thứ tư trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng giá trị xuất khẩu năm 2016 đạt trên 40 triệu USD.

Với tầm nhìn: Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm tôm sạch. Và sứ mệnh: i) Cam kết mang đến giá trị khác biệt bằng sản phẩm tôm sạch, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, sonh hành cùng tình yêu và trách nhiệm đối với xã hội; ii) Bảo vệ thương hiệu tôm sạch Việt Nam. Với ý nghĩa lớn lao đó Công ty Tôm Miền Nam gắn kết với cộng đồng (HTX/THT nuôi tôm) nhằm tạo ra những giá trị đích thực:

* Đảm bảo về chất lượng “SẠCH”: Thông qua xây dựng chuỗi niên kết có kiểm soát đầu vào và đầu ra trong quá trình nuôi và chế biến, cũng như truy xuất nguồn gốc sản phẩm và hướng tới đạt các chứng nhận quốc tế như ASC, BAP, SEASAIP...sản phẩm của công ty cam kết “Ngon từ chất, Sạch từ nguồn”.

* Chia sẻ công đồng: Nhận thấy những khó khăn của cộng đồng người nuôi tôm tại Việt Nam, và cũng dựa trên sứ mệnh “Cam kết mang đến giá trị khác biệt bằng sản phẩm tôm sạch” Công ty Tôm Miền Nam xác định gắn kết với cộng đồng người nuôi tôm quy mô nhỏ cùng xây dựng một thương hiệu “Tôm sạch” thông qua các chương trình liên kết chuỗi và chia sẻ cộng đồng.

Chính sách chia sẻ cộng đồng: Công ty  Tôm Miền Nam  hỗ trợ: i) Thu mua sản phẩm tôm sạch và tiến tới đạt ASC với  giá tôm thu mua  tăng từ 3-5% so vơi giá thị trường; ii) Hỗ trợ chi phí thu hoạch, vận chuyển, thu mẫu phân tích; iii) Hỗ trợ 50% con giống đối với các THT/HTX nuôi quảng canh tiến tới đạt ASC; iv) Hỗ trợ toàn bộ chi phí đánh giá và duy trì chứng nhận ASC…

Đến với cộng đồng bằng “tầm lòng – tình yêu” và chính sách chia sẻ cộng đồng thời gian qua Công ty Tôm Miền Nam đã ký kết liên được với 02 THT (THT 30/4 và THT VietGap) 01 vùng nuôi xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Ngày 12, 13 tháng 4 năm 2017 vừa qua Công ty tiếp tục ký liên kết với THT Thành Công 1, Gía Rai và HTX Thành Đạt, Đông Hải, Bạc Liêu. 

Ông Biện Việt Nhu, Tổng giám đốc Công Ty Tôm miền Nam chia sẽ. “Sự liên kết này rất có lợi cho công ty: i) đảm bảo được vùng nguyên liệu; ii) tôm được đảm bảo tôm sạch và liên kết mua bán thuận tiện hơn; iii) Đảm bảo được phát triển chứng nhận ASC và chứng nhận quốc tế khác…giúp Công ty sẽ được ổn định sản lượng, chất lượng tôm tốt và khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường”.

Xuân Lập, Thế Diễn - ICAFIS

Share: 

Tin tức khác