10 xu hướng trong tương lai về sản phẩm thủy sản bền vững

Nguồn :itpc.gov.vn

Các chương trình thủy sản bền vững là một phần quan trọng trong việc mua bán thủy sản hiện nay. Nhưng các khái niệm về thủy sản bền vững đang dần thay đổi.

Ngành thủy sản tập trung vào các sản phẩm bền vững đã được phát triển trong hơn một thập kỷ. Và qua thời gian đó, người mua và nhà cung cấp thủy sản đã thay đổi cách thức thu mua để đảm bảo rằng sản phẩm của họ phù hợp với xu hướng phát triển bền vững. Khái niệm về thủy sản bền vững và cách cải thiện tính bền vững của hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản cũng đã thay đổi và sẽ tiếp tục thay đổi. Dưới đây là 10 xu hướng về thủy sản bền vững của thập kỷ này.

  • Sự gia tăng của CSO

Hiện này các công ty có xu hướng chọn các vị trí cấp cao của công ty liên quan đến giám sát và thực hiện các xu hướng sản xuất bền vững. Các nhà cung cấp như High Liner Foods hay Phillip’s Food đã đặt ra vị trí mới này khi họ đặt tên là Giám đốc chiến lược phát triển bền vững (CSO) cách đây vài năm. Các công ty khác đã làm theo. Và người bán lẻ và người mua thực phẩm đã tạo ra các bộ phận mới để giám sát việc phát triển bền vững và trách nhiệm đối với xã hội. Các đạo lý về sinh thái/xã hội này là một phần của hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu hóa.

Dự án cải tiến hoạt động khai thác đã trở thành cách thay thế tốt nhất cho nghề cá nhỏ mà không có đủ nguồn lực để đạt được nhiều chứng nhận truyền thống hơn.

  • Các dự án cải thiện nghề cá

Một số nghề cá không có khả năng hoặc không thể tổ chức chứng nhận thông qua các kênh thông thường, các tổ chức phi chính phủ và các nhà lãnh đạo ngành đã tham gia lực lượng để tập trung cải thiện những nghề cá đang bị bỏ quên. Ngày nay các dự án cải thiện nghề cá, hay còn gọi là FIPs, là một lực lượng mạnh mẽ trong việc cải thiện nghề cá - và các hoạt động nuôi trồng thủy sản - một cách rất tập trung và hiệu quả.

  • Thương hiệu sản phẩm nuôi

Công ty như Seafood Grieg and AquaChile đã phát hiện ra rằng, bằng cách thay đổi phương pháp nuôi của mình, họ có thể tạo ra một vị trí độc tôn mới hoàn toàn cho các sản phẩm cá nuôi thủ công, giúp làm sáng tỏ hơn các tiêu chuẩn tập quán nuôi trồng khi đề cập đến vấn đề phát triển bền vững như chuyển đổi thức ăn, bệnh và mật độ nuôi. Người tiêu dùng trên thế giới đang ngày càng quen thuộc hơn với các nhãn sinh thái.

  • Người tiêu dùng quan tâm tính bền vững

Người tiêu dùng bây giờ nhận thức và quan tâm đến tính bền vững của các loài cá và động vật có vỏ mà họ mua. Gần như tất cả các nhà cung cấp hải sản tự động học thuộc lòng định nghĩa thế nào là sản phẩm thủy sản bền vững, nhưng nhờ vào những nỗ lực của chương trình Seafood Watch của Monterey Bay Aquarium và Hội đồng Quản lý biển mà người tiêu dùng đều nhận biết được các sản phẩm thủy sản sinh thái thân thiện.

  • Không lãng phí

Không lãng phí bất kỳ món quà nào của đại dương như cá tạp, phế phẩm - bất cứ cái gì bạn gọi là các sinh vật biển không mong muốn tình cờ bắt được khi khai thác. Đặc biệt là ở châu Âu, các đầu bếp đã đi trước trong việc hướng dẫn cho người tiêu dùng cách tận dụng các phụ phẩm hải sản cđể làm bữa ăn hảo hạng.

  • Truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Truy xuất nguồn gốc luôn luôn là một phần của sự bền vững, nhưng khả năng của ngành công nghiệp truy xuất các sản phẩm hải sản đến bàn ăn đang được cải thiện vượt bậc bằng cách sử dụng các DNA, dịch vụ truy xuất nguồn gốc và quan hệ đối tác với các công ty thủy sản.

Kỹ thuật di truyền và biến đổi các sản phẩm thủy sản có thể sẽ có tác động vào cách chúng ta định nghĩa việc phát triển bền vững trong tương lai.

  • Không tác động vào gien

Các kế hoạch lớn tiếp theo trong lĩnh vực thủy sản bền vững sẽ chắc chắn liên quan đến biến đổi gien (GE hoặc GM) hải sản. Các sản phẩm GM sẽ một lần nữa thách thức các nhà cung cấp và người mua về việc xác định rõ hơn định nghĩa của họ về tính bền vững.

  • Quyền của người lao động

Tính bền vững trong thời kỳ hiện đại không còn chỉ là về môi trường; mà còn là về những người làm việc trên các tàu thuyền, trang trại và trong các nhà máy, nơi các sản phẩm thủy sản được sản xuất. Công nhân có được đối xử công bằng, tạo điều kiện an toàn và thanh toán một cách thích hợp hay không? Những câu hỏi này sẽ trở thành vấn đề cần xem xét đối với chứng thư của sản phẩm bền vững.

  • Gian lận

Gian lận trong thủy sản là một vấn đề riêng biệt đối với tính bền vững, nhưng tầm quan trọng của tính toàn vẹn sản phẩm đang được pha trộn ngày càng nhiều với nguyên lý về sinh thái. Trường hợp sản phẩm bị dán nhãn sai đang được nhấn mạnh về sự thay thế của loài đắt đỏ bằng những loài có giá rẻ hơn, và nâng cao mối quan tâm về việc thay thế này cũng có thể có những tác động đến môi trường.

  • Tiêu chuẩn

Các nhà lãnh đạo trong ngành thủy sản đang tiếp nhận các tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái. Tổ chức Sáng kiến Thủy sản Bền vững toàn cầu (GSSI), hy vọng sẽ cho ra mắt bộ tiêu chuẩn vào mùa hè năm 2015.

Share: 

Tin tức khác